Thời điểm “vàng” để nêm gia vị vào món ăn vừa ngon miệng vừa an toàn

Những món ăn dậy mùi thơm và kích thích vị giác không chỉ nhờ nguyên liệu tươi sạch, công thức nấu đặc biệt mà còn bởi những vị ngọt, mặn, chua, cay,… được hòa quyện hài hòa nhờ các gia vị được nêm nếm hoàn hảo. Để món ăn đạt được vị ngon vừa ý nhất và đem lại chất lượng an toàn cho sức khỏe không chỉ có được bằng việc cân đối lượng gia vị mà người nấu còn biết được thời điểm lý tưởng để nêm nếm gia vị.

Thời điểm hợp lý để nêm các loại gia vị vào món ăn

Nêm muối vào món ăn khi nào?

Muối là gia vị đem lại vị mặn cơ bản cho mọi món ăn, ngoài ra, nó còn là nguyên liệu để pha chế nước chấm hoặc tẩm ướp gia vị. Ở mỗi công thức nấu ăn, mỗi loại thức ăn sẽ có cách sử dụng muối khác nhau để đem lại chất lượng hoàn hảo nhất cho món ăn.

Muối hạt chưa qua tinh chế thường sử dụng trong công đoạn sơ chế thực phẩm, đặc biệt là các loại củ, quả và các loại thực phẩm tươi sống. Nhờ tính sát trùng, khử khuẩn cao, muối hạt có khả năng làm tê liệt hoạt động của vi khuẩn, đồng thời loại bỏ bụi bẩn, thuốc trừ sâu, chất bảo quản bên ngoài thực phẩm. Muối hạt không nên dùng trong nêm nếm thức ăn vì độ tinh khiết không cao, đặc biệt không bổ sung thêm Iot cho cơ thể.

Muối tinh Iot là loại muối quen thuộc trong căn bếp của các gia đình. Loại muối này được dùng để tẩm ướp thực phẩm, nêm vào các món canh, súp, kho, xào,… 

Đối với các món canh rau củ, thời điểm tốt nhất để nêm muối là sau khi tắt bếp, lúc món ăn đã chín. Nêm muối quá sớm dễ khiến rau củ không giữ được màu sắc đẹp mắt, rau thường bị vàng hoặc thâm. 

Nêm muối vào món canh khi đã tắt bếp.

Nêm muối vào món canh khi đã tắt bếp.

Trong tẩm ướp món ăn, muối thường được ướp vào thực phẩm khoảng 30 phút trước khi chế biến để đảm bảo muối thấm đều vào thực phẩm một cách hoàn hảo. Ướp quá lâu, muối sẽ làm giảm độ ngọt tự nhiên của thịt, cá,…

Đường là gia vị nên nêm thời điểm nào vào món ăn

Đường là gia vị hỗ trợ làm tăng độ ngọt, đậm đà cho các món ăn. Đây là loại gia vị cực kỳ phổ biến trong nấu nướng, không chỉ dùng để nấu các món ăn hằng ngày mà còn dùng trong chế biến các món tráng miệng, làm chè, bánh, kẹo, pha chế nước uống giải khát,…

Trong công đoạn chế biến các món ăn trong những bữa ăn chính hằng ngày, đường được nêm vào đa số các món ăn chiên, xào, nướng, hấp, các món canh,…

Đối với các món chiên hoặc nướng, không nên nêm đường quá nhiều hoặc đun đường cùng thực phẩm trong thời gian quá lâu. Điều này dễ gây nên việc đường bị cháy, có mùi khét, vị đắng, chuyển hóa thành chất có hại cho sức khỏe. Nếu muốn đường được thấm đều vào món ăn, nên dùng đường để pha chế nước tẩm ướp thực phẩm sẽ hiệu quả hơn việc đun thực phẩm lâu với đường.

Không nên đun đường quá lâu để đường không bị cháy và có vị đắng.

Không nên đun đường quá lâu để đường không bị cháy và có vị đắng.

Đối với các món xào, đường nên được thêm vào lúc món ăn gần chín để có thể tăng thêm vị đậm đà đồng thời giữ được vị ngọt tự nhiên của thực phẩm. Nêm đường vào sau khi món ăn đã chín khiến đường lâu tan và ảnh hưởng đến hương vị của món ăn.

Nước mắm là gì vị cần nêm đúng lúc

Trong nước mắm, ngoài thành phần muối còn có nhiều chất đạm, béo khác tùy vào từng loại mắm và quy trình sản xuất. Tuy nhiên, nhìn chung, mắm không chỉ đem lại vị mặn mà còn có mùi đặc trưng. Vì thế, nếu nêm mắm không đúng thời điểm sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến hương vị món ăn.

Đối với các món canh, súp, không nên cho mắm vào quá sớm để đảm bảo món ăn không bị biến đổi mùi vị. Nếu đun mắm quá lâu, các acid amin trong loại gia vị này sẽ bị phân hủy, sinh ra sự biến đổi mùi và ảnh hưởng đến hương vị món ăn. Thời điểm nêm mắm vào món ăn tốt nhất là sau khi món ăn đã chín và tắt bếp.

Đun nước mắm quá lâu sẽ khiến món ăn biến đổi mùi vị.

Đun nước mắm quá lâu sẽ khiến món ăn biến đổi mùi vị.

Trong tẩm ướp thực phẩm, nước mắm thẩm đều giúp món ăn thơm ngon nhất khi được ướp 30 phút, Ướp thực phẩm quá lâu với mắm sẽ ảnh hưởng nhiều đến hương vị tự nhiên của món ăn.

Bột ngọt là gia vị được nêm khi nào?

Bột ngọt là một loại hợp chất hóa học, phụ gia thực phẩm được cho phép sử dụng trong chế biến thực phẩm. Đây là loại gia vị được con người chế tạo ra với mục đích đem lại cho món ăn vị ngọt tự nhiên, đậm đà, hài hòa nhất. Vì thế, cách dùng bột ngọt cũng nên có một số lưu ý để đảm bảo an toàn.

Bột ngọt khi được đun quá lâu trong quá trình nấu nướng sẽ phân hủy thành các chất gây hại cho sức khỏe. Vì thế, chỉ nên nêm bột ngọt khi món ăn gần chín để tăng thêm vị ngon, lúc này chỉ nên đun lửa nhỏ. Đối với các món canh, cháo, súp nên tắt bếp hẳn rồi mới nêm bột ngọt vào. Các món chiên, nướng tốt nhất không cần nêm bột ngọt.

Bột ngọt cho vào món ăn quá sớm sẽ gây hại cho sức khỏe.

Bột ngọt cho vào món ăn quá sớm sẽ gây hại cho sức khỏe.

Tiêu được dùng như thế nào là tốt nhất

Tiêu là gia vị đem lại vị cay và hương thơm ấm, nồng cho món ăn, đặc biệt là các món súp, cháo,… nóng hổi. Tuy nhiên, tiêu khi cho vào thức ăn trước khi nấu thì trong quá trình nấu, tiêu sẽ sinh ra các chất độc gây ung thư. Tốt nhất chỉ thêm tiêu vào món ăn khi đã tắt bếp mà thôi.

Tiêu là gia vị chỉ nên nêm vào món ăn sau khi tắt bếp.

Tiêu là gia vị chỉ nên nêm vào món ăn sau khi tắt bếp.

Nêm gia vị vừa đủ và “đúng thời điểm” là một trong những bí quyết giúp món ăn của bạn thơm ngon đặc biệt và đảm bảo tốt cho sức khỏe. Bài viết này chia sẻ những lưu ý khi sử dụng một vài gia vị phổ biến cho bạn đọc thêm kiến thức để có thể đem đến những bữa ăn hoàn hảo nhất cho gia đình mình.

Vị chua từ chanh nên thêm vào món ăn lúc nào?

Chanh không chỉ giúp khử mùi thực phẩm, mà còn đem lại vị chua, mát tự nhiên cho các món ăn, đồng thời bổ sung thêm vitamin C cần thiết cho cơ thể. 

Thêm nước cốt chanh đúng cách sẽ đem lại cho món ăn vị thơm ngon.

Thêm nước cốt chanh đúng cách sẽ đem lại cho món ăn vị thơm ngon.

Chanh có thể giúp các món nước canh, các món rau xanh giữ được màu tươi, sáng tự nhiên vô cùng đẹp mắt. Một số món thường được vắt thêm nước cốt chanh như gỏi, nộm, rau trộn, salad, nước luộc rau muống dân dã,… 

Ngoài ra, thêm vài giọt nước cốt chanh vào cơm trước khi nấu sẽ giúp hạt cơm sau khi chín có màu trắng, sáng, bóng hơn nhờ tính acid đặc biệt từ chanh.

Nước cốt chanh nên thêm vào các món nước vào lúc sau khi món ăn đã chín. Vắt chanh vào món canh trong lúc nấu dễ khiến nước canh bị đắng, đồng thời làm giảm hàm lượng vitamin C trong chanh.

Leave A Comment