Trong thời kỳ có thai, nếu người mẹ thiếu canxi, thai nhi không thể tránh khỏi các ảnh hưởng xấu như: chậm phát triển, bệnh còi xương bẩm sinh, chứng khò khè bẩm sinh, dị dạng xương… Tuy nhiên tùy vào sức khỏe của mẹ, lượng thực phẩm ăn hàng ngày mà các mẹ nên bổ sung bao nhiêu canxi là đủ. Dưới đây là những thông tin sẽ giúp các mẹ biết cách bổ sung canxi sao cho đúng.

1. Vai trò của Canxi trong suốt quá trình thai kỳ:

Khi có thai, nhu cầu canxi tăng lên: Trong 3 tháng đầu, nhu cầu là 800mg, 3 tháng giữa là 1.000mg, 3 tháng cuối và khi nuôi con bú là 1.500mg vì thai càng lớn thì xương thai nhi càng phát triển.

Trước hết, cần bổ sung canxi bằng cách ăn uống các thực phẩm chứa nhiều canxi

Trước hết, cần bổ sung canxi bằng cách ăn uống các thực phẩm chứa nhiều canxi

Người có thai thiếu canxi có thể thấy mệt mỏi, đau nhức bắp cơ, tê chân, đau lưng, đau khớp, răng lung lay, chuột rút, nặng hơn nữa thì lên cơn co giật do hạ canxi huyết quá mức mà biểu hiện đặc trưng là co giật các cơ mặt và chi trên với bàn tay co rúm.

Đối với thai thiếu canxi sẽ dẫn đến suy dinh dưỡng ngay khi còn trong bụng mẹ, bị còi xương bẩm sinh, biến dạng các xương gây dị hình, lùn thấp…

2. Những tác hại có thể xảy ra nếu mẹ bầu thiếu canxi:

Trong thời kỳ cho con bú, nếu thiếu canxi, sữa mẹ kém chất lượng, trong 100ml sữa không có đủ 34mg canxi. Từ đó, trẻ sẽ bị thiếu, có các biểu hiện như dễ bị giật mình, ngủ không yên, hay quấy khóc hoặc co giật. Những biểu hiện thiếu canxi ngày một rõ, xuất hiện vài ba ngày, vài tuần hay một tháng sau sinh.

Thiếu canxi còn trực tiếp gây hại cho bà mẹ. Khi có thai thường tê chân, mệt mỏi, mất ngủ; khi nuôi con bú cơ thể suy yếu, đổ mồ hôi trộm, dễ sinh ra đau lưng, đau vai, đau khớp. Sự thiếu canxi hấp thu trường diễn sau nhiều lần sinh là tiền đề gây loãng xương khi bước vào tuổi mãn kinh.

Nếu không được cung cấp đủ canxi, thai nhi sẽ tự “rút” canxi từ cơ thể của người mẹ để phục vụ quá trình hình thành xương, hộp sọ.

Nếu không được cung cấp đủ canxi, thai nhi sẽ tự “rút” canxi từ cơ thể của người mẹ để phục vụ quá trình hình thành xương, hộp sọ.

Trước hết, cần bổ sung canxi bằng cách ăn uống các thực phẩm chứa nhiều canxi. Một số thức ăn chứa nhiều canxi là: cua đồng, tôm đồng, sữa bột, sữa bò, sữa dê tươi, sữa bột đậu nành, cà rốt, vừng…

Để tạo thuận lợi cho việc hấp thu canxi nên ăn uống cân đối, cần chú ý không ăn rau cùng lúc với việc uống thuốc canxi vì cellulose trong rau dễ giữ hết canxi.

3. Mang thai bao lâu thì được sử dụng Canxi ?

Nhu cầu canxi của bà bầu tăng cao trong 3 tháng giữa của thai kỳ, đặc biệt là 3 tháng cuối do sự phát triển nhanh chóng của thai nhi. Nếu không được cung cấp đủ canxi, thai nhi sẽ tự “rút” canxi từ cơ thể của người mẹ để phục vụ quá trình hình thành xương, hộp sọ.

Như đã nói, 3 tháng giữa thai kỳ, nhu cầu canxi của mẹ bầu là 1200mg/ngày và tăng lên 1500mg/ngày ở 3 tháng cuối. Do đó, thông thường, thai phụ khi mang bầu đến tháng thứ 4 của thai kỳ nên bắt đầu uống canxi để cung cấp đủ lượng canxi cần thiết cho cả mẹ và con.

Không tự ý bổ sung canxi mà cần thực hiện các xét nghiệm để đánh giá mức độ thiếu hụt canxi của cơ thể trước

Không tự ý bổ sung canxi mà cần thực hiện các xét nghiệm để đánh giá mức độ thiếu hụt canxi của cơ thể.

Bổ sung canxi cho bà bầu rất quan trọng và cần thiết. Tuy nhiên, không được bổ sung tùy tiện vì nếu cơ thể không thể hấp thụ toàn bộ lượng canxi được nạp vào, một phần sẽ đào thải ra ngoài, có thể tăng áp lực cho dạ dày và hệ tiết niệu.

Việc dư thừa canxi cũng ảnh hưởng không tốt đến thai nhi. Phụ nữ mang thai cần thực hiện xét nghiệm máu để xác mức độ canxi hiện có của cơ thể, từ đó mới đưa ra kết luận có cần uống canxi hay không, bổ sung canxi với lượng bao nhiêu là vừa đủ.

4. Liều lượng như thế nào là thích hợp ?

Trong 100ml sữa mẹ cần có đủ 34mg canxi cho trẻ. Nếu thiếu canxi, trẻ sẽ dễ bị giật mình, hay quấy khóc, co giật, ngủ không yên giấc. Người mẹ cho con bú thiếu canxi cũng sẽ bị ảnh hưởng rất lớn như: ốm yếu, dễ đau lưng, đau nhức vai, đau nhức xương khớp, đổ mồ hôi trộm, tăng nguy cơ bị loãng xương khi đến tuổi mãn kinh.

Trong 100ml sữa mẹ cần có đủ 34mg canxi cho trẻ. Nếu thiếu canxi, trẻ sẽ dễ bị giật mình, hay quấy khóc, co giật, ngủ không yên giấc.

Trong 100ml sữa mẹ cần có đủ 34mg canxi cho trẻ. Nếu thiếu canxi, trẻ sẽ dễ bị giật mình, hay quấy khóc, co giật, ngủ không yên giấc.

Phụ nữ có thai không những phải ăn nhiều thực phẩm chứa canxi mà cần phải bổ sung canxi bằng thuốc. Nên sử dụng loại canxi có chứa vitamin D3 để tăng khả năng hấp thụ.
Không tự ý bổ sung canxi mà cần thực hiện các xét nghiệm để đánh giá mức độ thiếu hụt canxi của cơ thể trước, từ đó các bác sĩ sẽ tư vấn loại canxi, liều lượng canxi phù hợp với thai phụ. Tránh việc bổ sung thừa canxi có thể dẫn đến ảnh hưởng xấu đến dạ dày, thận…

5. Những thực phẩm tự nhiên giàu Canxi:

Bên cạnh viên uống canxi, phụ nữ có thai cần bổ sung canxi bằng các thực phẩm dinh dưỡng. Các chuyên gia khuyến cáo, thực phẩm vẫn là nguồn bổ sung canxi cho phụ nữ có thai hiệu quả và an toàn nhất. Mẹ bầu nên tăng cường các thực phẩm chứa nhiều canxi trong bữa ăn hàng ngày như:

– Sữa, các chế phẩm từ sữa: có thể uống sữa tươi hoặc sữa bầu, phomai, sữa chua ..

– Thịt bò: thịt bò vừa là nguồn cung cấp sắt, vừa chứa nhiều canxi, rất tốt cho bà bầu

– Thịt gà, thịt vịt, trứng gà, trứng vịt

Các chuyên gia khuyến cáo, thực phẩm vẫn là nguồn bổ sung canxi cho phụ nữ có thai hiệu quả và an toàn nhất.

Các chuyên gia khuyến cáo, thực phẩm vẫn là nguồn bổ sung canxi cho phụ nữ có thai hiệu quả và an toàn nhất.

– Động vật có vỏ: Tôm, cua, ghẹ, ốc sò, nghêu, hến..

– Trái cây như: chuối, kiwi, cam quýt là những loại trái cây có nhiều vitamin, khoáng chất tốt cho sức khỏe mẹ và bé.

– Rau màu xanh như: rau bina, súp lơ xanh, cải xoăn, rau mồng tơi, .. là các loại rau có nhiều canxi và vitamin khoáng chất.

Mẹ bầu cần khám thai định kỳ tại những bệnh viện có đủ chuyên môn, trang thiết bị công nghệ hiện đại để có thể theo dõi sát những diễn biến của sự phát triển thai, nhận biết được tình trạng thiếu hụt chất dinh dưỡng của thai phụ để từ đó đưa ra tư vấn thai phụ nên bổ sung những chất nào, với liều lượng bao nhiêu để cả mẹ và con được khỏe mạnh.

Leave A Comment