Những thói quen giúp bộ não khỏe mạnh bạn nên duy trì

Những thói quen giúp bộ não khỏe mạnh được nhiều người quan tâm, trí não là trung tâm vận hành, điều khiển mọi hoạt động, cảm xúc của cơ thể. Một bộ não khỏe là cơ sở của cuộc sống hạnh phúc, năng động, được làm việc, vận động, được yêu thương, học hỏi, khám phá, ghi nhớ,… Để duy trì và bảo vệ sức khỏe dài lâu cho não bộ, chúng ta cần hình thành và thực hiện đều đặn, liên tục những thói quen sinh hoạt lành mạnh.

Có chế độ ăn uống khoa học, bổ sung đủ dưỡng chất cho não bộ

Điều tối thiểu mà chúng ta cần chú trọng trong mỗi bữa ăn là cần cung cấp đầy đủ năng lượng cho não bộ hoạt động, không được để hệ thần kinh bị suy nhược, mệt mỏi vì thiếu chất, thiếu calories trong lúc liên tục phải vận hành những hoạt động sống cơ bản cho cơ thể.

Xây dựng chế độ ăn khoa học với đầy đủ dinh dưỡng cần cho não bộ.

Xây dựng chế độ ăn khoa học với đầy đủ dinh dưỡng cần cho não bộ.

Não bộ luôn cần đủ các dưỡng chất sau đây:

  • Carbohydrate: Để vận hành ổn định, não bộ cần nguồn năng lượng lớn từ tinh bột. Năng lượng từ các thực phẩm giàu tinh bột sẽ được não bộ hấp thu đến 20%. Nên ưu tiên những nguồn tinh bột hấp thu chậm, chúng vừa giúp bổ sung năng lượng, vừa hạn chế tình trạng lượng đường trong máu tăng quá nhanh.

Những thực phẩm giàu carb lành mạnh có thể nạp vào cơ thể hằng ngày gồm: gạo lứt, bún lứt, khoai lang, yến mạch, ngũ cốc, các loại hạt, các loại rau củ, bắp, các loại trái cây,… Hạn chế những nguồn thực phẩm quá ngọt, nhiều đường sẽ chứa carb hấp thu nhanh, ảnh hưởng không tốt đến đường huyết và cân nặng của cơ thể như các loại bánh, kẹo, trái cây ngọt, nước ngọt, thức ăn nhanh,…

  • Acid béo không bão hòa: hay còn gọi là chất béo tốt. Chúng không chỉ hỗ trợ điều tiết cholesterol, chăm sóc sức khỏe tim mạch, cơ bắp, mà còn vô cùng cần thiết cho sự vận động của hệ thần kinh. Acid béo tốt quan trọng cho não là Omega 3 và Omega 6.

Chất béo tốt có nhiều trong các loại hạt như hạt chia, hạt lanh, hạt hướng dương, hạt đậu nành, đậu phộng, óc chó, quả bơ, dầu oliu, hàu, các loại cá béo như cá ngừ, cá trích, cá mòi, có thu, cá hồi,…

  • Phospholipid và Lecithin: Đây là những chất cấu tạo nên myelin bao bọc dây thần kinh dẫn đến việc truyền các tín hiệu chỉ đạo của bộ não tốt hơn bên cạnh chức năng duy trì hoạt động. Ngoài ra, Lecithin và Phospholipid  còn giúp duy trì độ bền, “tuổi thọ” cho các tế bào thần kinh và phòng tránh ngưng kết tố tiểu cầu.

Phospholipid có nhiều trong đậu nành, cá mòi, lòng đỏ trứng, bông cải xanh, các loại thịt nạc, gan, thận động vật, động vật có vỏ như tôm, cua, ốc, hến, hàu,…

Những thực phẩm cung cấp nhiều Lecithin gồm: hạt hướng dương, trứng, đặc biệt là đậu nành.

  • Các acid amin: Không chỉ là những thành phần cấu tạo nên protein cần thiết cho hoạt động sống của cơ thể, các acid amin còn can thiệp trực tiếp vào sự vận hành của não bộ. 

Trong các loại acid amin, Tryptophan là một acid amin thiết yếu hỗ trợ điều chỉnh cảm giác thèm ăn, cơn buồn ngủ và trạng thái tâm lý. Ngoài ra còn có acid amin Histidine giúp sản xuất chất chất dẫn truyền thần kinh rất quan trọng trong việc tạo ra phản ứng miễn dịch, chức năng hệ tiêu hóa, hệ sinh dục và chu kỳ giấc ngủ. Histidine cũng là thành phần rất quan trọng để duy trì lớp vỏ myelin bảo vệ các tế bào thần kinh.

Những acid amin này có nhiều trong các thực phẩm: thịt gà, lợn, hạt bí, đậu nành, đậu phộng, tảo spirulina, sữa và các chế phẩm từ sữa,…

  • Các vitamin và khoáng chất: Não bộ rất cần những vitamin quan trọng gồm B1, B9, C và các khoáng chất gồm kẽm, canxi, magie, iod, sắt.

Các vitamin và khoáng chất đa số tập trung ở các loại trái cây, rau, củ tươi, nhiều nước, đậm màu. Các khoáng chất đặc biệt dồi dào trong những thực phẩm có nguồn gốc từ nội tạng động vật, nguồn gốc từ hải sản, động vật có vỏ, trứng, các loại đậu.

Duy trì giấc ngủ chất lượng là vô cùng quan trọng

Chất lượng giấc ngủ quyết định rất nhiều đến sức đề kháng của cơ thể, khả năng phục hồi tổn thương, phục hồi thể lực sau một ngày làm việc và vận động, chất lượng trao đổi chất và hấp thu dưỡng chất của cơ thể. Giấc ngủ tốt chính là tiền đề cho một cơ thể khỏe mạnh, dồi dào năng lượng, luôn năng động, vui vẻ, nhanh nhẹn, đạt năng suất cao trong công việc và duy trì tốt các mối quan hệ xã hội.

Chất lượng giấc ngủ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe não bộ.

Chất lượng giấc ngủ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe não bộ.

Giấc ngủ chất lượng phụ thuộc vào hai yếu tố:

  • Ngủ đủ giấc: Thời lượng giấc ngủ phụ thuộc nhiều vào độ tuổi, càng nhỏ tuổi, thời gian ngủ trong một lần càng kéo dài. Tuổi vị thành niên và người trưởng thành trung bình cần ngủ 7-10 tiếng/ ngày.
  • Ngủ đúng giờ: chính là cách chúng ta tuân thủ nhịp sinh học tự nhiên mà não bộ quy định, chính là cách chúng ta tôn trọng và bảo vệ sức khỏe của hệ thần kinh. Não bộ cần nghỉ ngơi nhưng chúng ta vẫn thức, vẫn làm việc chính là sự tự làm tổn thương, ngược đãi, sẽ sớm làm hư hại hệ thần kinh. Dù bạn ngủ đủ thời lượng ngủ trung bình một ngày nhưng không có nghĩa là bạn thức trắng đêm và ngủ bù 7-10 tiếng vào sáng hôm sau. Giờ đi ngủ lý tưởng là 21-23 giờ mỗi ngày. Sau khi đã ngủ, rất nhiều cơ quan khác trong cơ thể vẫn phải hoạt động.

Xây dựng đời sống tinh thần lành mạnh

Những thói quen tốt giúp bạn có được đời sống tinh thần khỏe, đẹp cần được hình thành, duy trì theo thời gian. Bạn có thể bắt đầu bằng việc lên kế hoạch, lập thời gian biểu cho từng hoạt động:

Hướng đến đời sống tinh thần hạnh phúc giúp não bộ khỏe mạnh.

Hướng đến đời sống tinh thần hạnh phúc giúp não bộ khỏe mạnh.

  • Dành thời gian thư giãn, nghỉ ngơi như du lịch nghe nhạc, massage, làm đẹp, mua sắm,… Đây là những cách bạn thể hiện sự yêu thương và chăm sóc cho bản thân mình, không nên quá vùi đầu vào công việc, áp lực, gánh nặng kinh tế, lo lắng vật chất, làm việc một cách đầy chủ động và thông minh sẽ mang lại nhiều kết quả hơn.
  • Dành thời gian cho người thân, bạn bè, quan tâm, chia sẻ, tâm sự với mọi người nhiều hơn thay vì phụ thuộc vào mạng xã hội hoặc các thiết bị điện tử. Điều này sẽ giúp não bộ ghi nhớ được nhiều cảm xúc, nhiều câu chuyện, nhạy bén và sâu sắc hơn.
  • Chăm chỉ tập luyện sẽ kích thích não bộ sản sinh hormone “hạnh phúc” endorphin, giúp tinh thần luôn vui vẻ. lạc quan.
  • Tìm đến thiền, yoga,… những bộ môn giúp kết nối tốt não bộ với các cơ quan khác trong cơ thể, kết nối hơi thở và suy nghĩ, giúp bạn thấu hiểu bản thân nhiều hơn, biết tĩnh lặng, lắng nghe, trầm lắng nhiều hơn, rất tốt trong việc xây dựng các mối quan hệ xã hội và hỗ trợ bạn kiểm soát cảm xúc hiệu quả.

Không nên để não bộ “ngủ quên”

Não bộ luôn cần được “tập luyện”, vận động bằng cách chúng ta luôn chủ động học hỏi, tìm tòi, khám phá, tập ghi nhớ, tập phân tích, tập suy xét,… Những hành động này khiến cho các nơron thần kinh nhạy bén và linh hoạt hơn so với những việc ăn, uống, ngủ, xem phim,… Đó là những thói quen có thể kích thích khả năng phục hồi trí não, ngăn ngừa các chứng mất trí nhớ.

Tích cực học hỏi, làm việc hỗ trợ tăng cường trí nhớ.

Tích cực học hỏi, làm việc hỗ trợ tăng cường trí nhớ.

Não bộ khỏe mạnh là cơ sở để vận hành, kiểm soát tốt nhất cuộc sống của bạn, cả về đời sống vật chất, thể xác và tinh thần. Xây dựng và bảo vệ sức khỏe cho trí não cần nhiều sự kiên trì thực hiện trong thời gian dài, hình thành thành những thói quen tốt cho bạn. Tuy nhiên, chúng chỉ cần được xây dựng dần từ những thói quen sinh hoạt rất cơ bản, đơn giản mà thôi.

Leave A Comment