
Muối rất quen thuộc tuy nhiều nhiều người còn băn khoăn các loại muối là gì cũng như tác dụng của nó, vị mặn từ muối và các loại nước chấm chứa muối là loại gia vị không thể thiếu trong rất nhiều món ăn hằng ngày. Một lượng muối nhỏ không chỉ đem lại cho các món ăn mùi vị đậm đà, ngon miệng mà còn bổ sung cho cơ thể những khoáng chất tốt. Tuy nhiên, thói quen lạm dụng loại gia vị này có thể gây ra những trở ngại cho sức khỏe của bạn.
Các loại muối là gì?
Muối là gì được nhiều người quan tâm, muối được hiểu một loại khoáng chất được cấu tạo chủ yếu bởi 98% trọng lượng là hợp chất Natri Clorua.

Muối là gì được nhiều người quan tâm.
Đa số các loại muối đều được lấy từ nước biển tự nhiên, được gọi là muối biển. Trải qua nhiều công đoạn mất rất nhiều thời gian và công sức của những người trong nghề làm muối như: đưa nước biển vào ruộng, phơi nắng, tinh chế,… Đây là những công đoạn cần thiết và quan trọng để cho ra những hạt muối tinh khiết nhất: lượng Natri Clorua nhiều nhất.
Ngoài muối biển còn có muối mỏ. Muối mỏ được khai thác từ những mỏ muối tự nhiên.
Người dùng có thể chọn sử dụng các loại muối tinh chế kỹ nếu muốn dùng loại muối có tỉ lệ Natri Clorua cao nhất. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể chọn dùng những loại muối tự nhiên, chưa qua tinh chế để cung cấp thêm các khoáng chất tự nhiên khác cho cơ thể trong quá trình sử dụng muối.
Công dụng của muối là gì trong đời sống và sức khỏe
Làm gia vị
Vị mặn từ muối đem lại cho các món ăn hương vị đậm đà, kích thích vị giác hơn. Tất cả các món canh, xào, chiên, kho, nướng,… không thể thiếu gia vị mặn. Ngoài ra, muối còn được biến tấu đa dạng thành các món chấm như: muối ớt, muối tiêu chanh, muối rang,… để chấm kèm các món ăn vị tự nhiên như các món luộc hoặc trái cây.

Muối làm gia vị.
Nguyên liệu chế biến các loại nước chấm
Để chế biến những loại nước chấm phổ biến như mắm, nước tương,… hoàn toàn không thể thiếu nguyên liệu chính yếu là muối.
Nước mắm là sản phẩm của nhiều công đoạn ướp muối các loại thủy sản như cá, tôm, cua,… Nước tương là sản phẩm lên men tự nhiên của đậu rang và nước muối. Ngày nay có nhiều sản phẩm nước chấm hạn chế thành phần muối nhưng không có loại nước chấm nào ra đời nếu không có muối.

Muối làm nước chấm.
Nguyên liệu cho các phương pháp nấu ăn đặc biệt
Phương pháp muối chua được áp dụng cho việc chế biến các món từ thực vật như rau cải, cà,… Phương pháp này tạo ra môi trường lên men và làm chín thực phẩm từ các gia vị muối, đường, giấm,…
Muối là nguyên liệu lý tưởng cho các bí quyết chế biến món ăn tuyệt hảo, giữ được vị ngọt tự nhiên của thực phẩm, và đặc biệt là muối không hề thấm vào thực phẩm để đem lại vị mặn. Một số món ăn cần một lượng muối lớn để chế biến như: cá hấp muối, gà hấp muối, trứng rang muối, đậu phộng rang muối,…

Nguyên liệu chế biến món ăn.
Hiệu quả bổ sung khoáng chất của muối là gì?
Có nguồn gốc từ nước biển tự nhiên hoặc các mỏ muối tự nhiên, dù ít nhiều, trong muối không chỉ chứa các khoáng chất là Natri và Clorua mà còn vô số các khoáng chất khác như sắt, magie, kali,… có lợi cho sức khỏe. Nhờ khả năng bổ sung điện giải cho cơ thể mà muối giúp chúng ta ngăn ngừa những bệnh lý do thiếu hụt điện giải như: buồn nôn, mệt mỏi, uể oải, cơ bắp mất sức,…
Phòng bệnh bướu cổ
Muối Iot được khuyến khích sử dụng trong chế biến thực phẩm mỗi ngày. Lượng Iot từ muối ăn cung cấp cho cơ thể trong từng bữa ăn sẽ hỗ trợ chức năng tuyến giáp, kích thích sản sinh hormone tuyến giáp và điều tiết chuyển hóa chất trong cơ thể, ngăn ngừa tuyến giáp trương phình dẫn đến bệnh bướu cổ.
Giữ nước cho cơ thể
Nước chiếm một tỉ trọng lớn trong cơ thể người. Thông qua các hoạt động bài tiết hằng ngày nên lượng nước thất thoát vô cùng lớn, muối khi vào cơ thể có khả năng hydrat hóa (giữ nước) cho các mô và tế bào trong cơ thể. Việc này giúp duy trì môi trường chất lỏng ổn định trong cơ thể để hỗ trợ các tế bào và cơ quan hoạt động bình thường.
Vai trò ổn định huyết áp của muối là gì?
Khoáng chất Natri trong muối có khả năng điều hòa huyết áp, nhất là ngăn ngừa tình trạng huyết áp thấp.
Tính sát trùng cao
Rất nhiều thí nghiệm trên kính hiển vi đã chỉ ra khả năng sát khuẩn của muối. Nhỏ dung dịch muối vào dung dịch nước bẩn, kết quả quan sát được trên kính hiển vi là: các vi khuẩn bị bất động sau khi tiếp xúc với các phân tử muối.

Muối sát khuẩn.
Nhờ đó, muối thường được dùng làm dung dịch vệ sinh thực phẩm (ngâm trái cây, rau củ trong nước muối để khử khuẩn), dùng làm nước sát trùng, làm mặt nạ tẩy tế bào chết, nước tẩy rửa chống viêm da, nhiễm trùng, nước súc miệng chống viêm răng, viêm họng,…
Duy trì sức khỏe hệ thần kinh
Muối giúp cân bằng môi trường chất lỏng trong cơ thể, điều tiết hormone, giúp cơ thể khỏe mạnh, ngủ ngon giấc. Ngoài ra, cơ chế giữ nước của muối giúp hệ thần kinh hoạt động ổn định, đồng thời, muối cũng hỗ trợ chức năng dẫn truyền tín hiệu của hệ thần kinh trung ương đến các dây thần kinh ngoại vi.
Sử dụng muối khoa học và an toàn
Muối giúp các món ăn trở nên ngon miệng tuyệt vời, từ các món ăn trong các bữa ăn hằng ngày đến các món ăn vặt có vị mặn đậm đà như snack, khoai tây chiên,…, ngoài ra, các món trái cây hoặc bánh tráng chấm cùng muối cũng có thể trở thành đặc sản. Vì thế, lượng muối tiêu thụ mỗi ngày của bạn có thể đang vượt quá giới hạn an toàn mà bạn ít quan tâm. Điều này lặp đi lặp lại trong thời gian dài, hình thành thói quen “ăn mặn” không hề tốt cho sức khỏe.
Lượng muối vừa đủ
Theo các nghiên cứu, trung bình, người bình thường chỉ nên tiêu thụ 4-6g muối, với người cao huyết áp thì chỉ nên dùng 2-4g muối/ngày. Đây là tổng lượng muối từ tất cả các món ăn trong ngày mà bạn sử dụng, kể cả món dùng muối chấm kèm hay món ăn vặt.

Sử dụng muối vừa đủ.
Tác hại khi nạp dư thừa muối là gì?
Thói quen ăn mặn sẽ khiến sức khỏe bạn lâm nguy. Những cơ quan, bộ phận, tế bào trong cơ thể từng được muối hỗ trợ hoạt động, giờ đây có thể bị tổn thương do lượng muối nạp vào quá nhiều:
- Cơ thể sưng phù, “tích nước” : muối có khả năng giữ nước cao, lượng muối quá nhiều sẽ gây mất cân bằng chất lỏng, muối sẽ hút hết lượng nước từ các tế bào và máu. Tình trạng này sẽ gây sưng cho một số bộ phận trên cơ thể.
- Gây khát nước: muối không ngừng hút nước ra khỏi tế bào, đòi hỏi bạn phải nạp nước liên tục để cân bằng chất lỏng trong tế bào. Tuy nhiên, nước sau khi vào dạ dày không phải ngay lập tức cung cấp cho tế bào đang thiếu nước. Trong khi quá trình chuyển hóa chất diễn ra, nước vẫn lưu lại ở dạ dày, lượng nước đòi hỏi nạp vào liên tục khiến dạ dày bị căng tức, khó chịu.
- Khô môi và sinh mụn trứng cá.
- Có hại cho đường ruột: muối kích thích sự phát triển của vi khuẩn đường ruột xấu có tên Helicobacter pylori. Theo nghiên cứu trên Gastroenterology, vi khuẩn đặc biệt này có xu hướng tấn công niêm mạc dạ dày và gây ra nhiễm trùng nghiêm trọng.
- Gây chóng mặt: ăn nhiều muối gây thừa Natri trong máu, dẫn đến tình trạng chóng mặt xuất hiện thường xuyên hoặc dễ mất cân bằng khi thay đổi tư thế đột ngột.
- Không tốt cho thận: uống nhiều nước, đi tiểu nhiều hơn, đào thải muối dư thừa,… đó là những việc khiến cơ quan bài tiết hoạt động quá sức.
- Gây huyết áp cao: muối có thể giảm tình trạng huyết áp thấp, điều đó đồng nghĩa với việc bạn dễ dàng mắc huyết áp cao khi sử dụng quá nhiều muối. Huyết áp cao kéo theo rất nhiều bệnh khác liên quan đến tim mạch và tuần hoàn.
Muối không chỉ cần thiết trong đời sống, sản xuất mà còn rất quan trọng trong vấn đề dinh dưỡng và sức khỏe. Sử dụng một lượng muối hợp lý và an toàn là cách bảo vệ sức khỏe tốt nhất trong mỗi bữa ăn.