
Nước có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể của mỗi người, tuy nhiên nếu không bổ sung đầy đủ khiến cơ thể của bạn bị mất nước, vậy mất nước có ảnh hưởng gì đối với sức khỏe của bạn. Hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé.
Vai trò của nước đối với sức khỏe
Mọi sự sống trên Trái Đất đều bắt đầu từ khi nước xuất hiện. Những cơ thể sống, từ các động vật đơn bào cho đến con người và cả thực vật đều cần nước để duy trì sự tồn tại sinh học. Điều này đã nói lên tầm quan trọng vô giá của nước.
Đối với cơ thể người, các nghiên cứu đã chỉ ra, nước chiếm khoảng hơn 70% trọng lượng cơ thể con người. Nó tham gia vào toàn bộ các hoạt động sống bên trong cơ thể. Dù không ăn, con người vẫn có khả năng tồn tại kỳ diệu chỉ nhờ uống nước và sử dụng năng lượng dự trữ lên đến vài tuần.
Nước có vai trò quan trọng đối với sức khỏe.
Nước chính là dung môi, là cơ sở để xảy ra các phản ứng hóa học trong cơ thể. Từ đó, các hoạt động sống được hoạt động bình thường bao gồm sự trao đổi chất, vận chuyển oxy và dưỡng chất cho các tế bào, lọc và đào thải độc từ các tế bào ra ngoài môi trường thông qua hệ bài tiết.
Nước còn là chất bôi trơn đảm bảo cho các cơ quan vận động hoạt động an toàn, tạo sự linh động cho các khớp xương, sụn, màng phổi, cơ hoành, miệng,…
Cơ thể chúng ta có thân nhiệt và có khả năng tự điều hòa thân nhiệt để thích ứng với điều kiện sống từ môi trường nhờ có nước trong cơ thể.
Cơ thể bị mất nước
Nguyên nhân bị mất nước
- Thói quen lười uống nước, uống ít hơn lượng nước trung bình cơ thể cần mỗi ngày (1,5-2 lít/ ngày)
- Toát mồ hôi liên tục do thời tiết nóng hoặc vận động nhiều.
- Bị các bệnh như tiểu đường hoặc bệnh liên quan đến bài tiết như suy thận,…
- Bị sốt, rối loạn tiêu hóa, ngộ độc thực phẩm gây tiêu chảy, nôn nhiều,…
Dấu hiệu
Khi bị mất nước, cơ thể bạn thường gặp các triệu chứng như:
- Mệt mỏi, nhức đầu, chóng mặt.
- Da khô, da xỉn màu, sần sùi, kém sức sống, tóc khô, môi khô, bong tróc.
- Huyết áp thấp, tim đập nhanh.
- Nước tiểu đặc, màu vàng sậm.

Có nhiều nguyên nhân khiến cơ thể bị mất nước.
Những nguy hại tới sức khỏe
Tùy từng mức độ mất nước của cơ thể mà sức khỏe của bạn bị ít nhiều bị ảnh hưởng và giảm sút nghiêm trọng. Theo các nghiên cứu, chỉ cần mất hơn 10% nước trong cơ thể là đã gây nguy hiểm đến tính mạng. Nếu mất 20-22% sẽ dẫn đến tử vong. Một số biến chứng nguy hiểm do mất nước có thể kể đến như:
- Tổn thương do nhiệt: cơ bắp mệt mỏi, đuối sức, hiệu suất vận động kém, dễ bị chuột rút, nghiêm trọng hơn là sốc nhiệt, thậm chí là tử vong.
- Ảnh hưởng thận: tình trạng thiếu nước kéo dài sẽ tác động tiêu cực đến hệ bài tiết, nhất là thận, gây ra các bệnh như nhiễm trùng tiểu, hình thành sỏi thận, nặng nề nhất là suy thận.
- Nguy hại cho não bộ: thiếu nước là nguyên nhân gây mất cân bằng điện giải trong cơ thể, cơ thể bị thiếu hụt trầm trọng các khoáng như natri, kali,… Điều sự rối loạn trong dẫn truyền tín hiệu giữa các tế bào trong cơ thể. Hậu quả là các cơn co cơ không tự ý, động kinh, thậm chí có một số trường hợp có thể mất ý thức.
- Ảnh hưởng trầm trọng đến hệ tuần hoàn: Điều này gây ra sự sốc giảm thể tích, là biến chứng nặng nhất và cực kỳ nguy hiểm đến tính mạng. Mất nước khiến thể tích dịch lưu thông trong lòng mạch giảm, dẫn tới huyết áp giảm. Do đó, các cơ quan, cơ bắp trong cơ thể không còn đủ sức vận động bình thường do thiếu oxy và dưỡng chất.
Cách chữa trị và phòng tránh mất nước
Cách chữa trị kịp thời tình trạng thiếu nước
Khi có những dấu hiệu thiếu nước nhẹ như tiểu ít, nước tiểu vàng sậm, mệt mỏi, đau đầu, khô môi,… bạn hãy nhanh chóng bổ sung nước từ từ, từng ít một. Bổ sung đều đặn, từng ngụm nhỏ cách nhau 10-15 phút sẽ nhanh chóng giúp bạn hồi sức. Ngoài ra, bạn có thể ăn thêm trái cây, uống nước ép, uống sữa,… để hỗ trợ cải thiện tình trạng mệt mỏi.

Bổ sung các dung dịch điện giải, bù nước.
Nếu thiếu nước nhiều do vận động cường độ cao hoặc sốt, nôn mửa, tiêu chảy,… bạn nên bổ sung các dung dịch điện giải, bù nước, bù khoáng thường xuyên theo chỉ định của bác sĩ. Trường hợp nghiêm trọng hơn, bạn cần đến trạm y tế và tiến hành truyền nước, truyền dịch theo chỉ dẫn của y tá. Chất lỏng và khoáng qua đường máu sẽ đến các tế bào nhanh hơn, cải thiện tình trạng thiếu nước nhanh chóng.
Không sử dụng các đồ uống có cồn hoặc chất kích thích như rượu, bia, trà, cà phê,… hoặc ăn thức ăn mặn, nhiều muối,… để hạn chế tình trạng mất nước nặng thêm.
Cách phòng tránh an toàn
Mỗi người sẽ có một lượng nước khác nhau, đủ và cần thiết để đảm bảo sức khỏe. Lượng nước khuyến nghị trung bình là 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày, bao gồm cả nước lọc và các loại chất lỏng khác như sữa, nước ngọt, cà phê, trà,… mà bạn dùng trong ngày.
Các phòng tránh hiệu quả sự thiếu nước là uống đủ nước mỗi ngày, uống nhiều nước khi thường xuyên vận động, đồng thời bổ sung nước có chứa khoáng chất hoặc ăn trái cây, uống nước ép giúp bổ sung thêm vitamin cho cơ thể.
Xây dựng thói quen uống nước, tránh việc lười uống nước hoặc cảm thấy quá khát rồi mới uống nước, nhất là vào mùa lạnh hoặc khi bạn ít vận động.

Phòng tránh mất nước.
Lưu ý rằng hãy chia lượng nước cần nạp một ngày ra thành những lượng nhỏ hơn, uống đều đặn, thường xuyên. Uống nước ấm sẽ tốt nhất cho cơ thể, vì nhiệt độ của nước quá thấp so với nhiệt độ cơ thể sẽ không tốt. Ngoài ra, tránh việc uống một lần liên tục và quá nhiều nước sẽ không tốt cho dạ dày, khiến bạn cảm thấy no bụng và không thoải mái.
Nước chính là nguồn sống của cơ thể bạn. Hiểu được vai trò không thể thiếu của nước là bước cơ bản để bạn tự có cho mình những kiến thức và kỹ năng tự xây dựng và bảo vệ sức khỏe cho mình. Thiếu nước gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng đối. Vì thế, tạo thói quen uống nước khoa học là cách bảo vệ sức khỏe dễ dàng và thông minh nhất.