
Hệ miễn dịch là hàng rào vững chắc, quan trọng giúp bảo vệ và duy trì sức khỏe cho chúng ta. Hệ miễn dịch suy yếu là tình trạng nguy hại, ảnh hưởng xấu, trực tiếp đến cơ thể, thậm chí là tính mạng con người. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn đọc những nguyên nhân gây suy giảm chức năng miễn dịch để bạn dễ dàng phòng tránh và xây dựng hệ miễn dịch khỏe mạnh.
Vai trò của hệ miễn dịch đối với người
Phòng ngừa và trị bệnh
Hệ miễn dịch là hệ thống “phòng thủ” kiên cố với nhiều tầng lớp, nhiều thành phần, nhiều giai đoạn phức tạp hợp sức chống lại mầm bệnh một cách tối đa cho cơ thể. Mầm bệnh gồm vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, nấm,… xâm nhập và gây hại cho cơ thể người. Chúng có nhiều trong môi trường bên ngoài, môi trường tự nhiên, nhất là những khu vực ô nhiễm không khí, nước,…

Hệ miễn dịch tốt giúp duy trì sức khỏe ổn định
Các phản ứng miễn dịch diễn ra theo trình tự bao gồm:
- Những cơ chế tự nhiên giúp cơ thể tránh bị mầm bệnh xâm nhập: như ho, hắt hơi, chảy nước mắt, hoạt động tự nhiên đào thải độc tố của hệ bài tiết,…
- Trong trường hợp mầm bệnh vẫn “vượt qua” được lớp chắn đầu tiên, cơ thể sẽ được kích thích huy động các tế bào miễn dịch gồm bạch cầu, protein huyết thanh, các hợp chất, hóa chất miễn dịch tự nhiên đặc biệt được sản sinh trong cơ thể,… tập trung lại khu vực nhiễm bệnh và loại bỏ mầm bệnh, ngăn chặn tối đa trường hợp mầm bệnh phân chia, phát sinh số lượng, tiến hóa,…
- Khi mầm bệnh vẫn “trót lọt” quá trình kìm hãm trên để phát triển, hệ miễn dịch cũng tăng cường số lượng kháng thể, tiến hóa chức năng để liên tục nhận diện và triệt tiêu mầm bệnh đến mức tối đa.
Hệ miễn dịch khỏe mạnh và hoạt động tốt có thể ngăn chặn được mọi vấn đề về sức khỏe: từ các bệnh nhẹ như cảm lạnh đến các tế bào ung thư nguy hiểm.
Ngăn ngừa bệnh cũ tái phát
Đây là chức năng của hệ miễn dịch thu được nhờ quá trình tiếp xúc của cơ thể với mầm bệnh một cách ngẫu nhiên hoặc chủ động. Chức năng này có thể “ghi nhớ” mầm bệnh cũ và “sẵn sàng” kháng thể bên trong cơ thể, giúp chúng ta tránh được việc tái nhiễm bệnh dù tiếp xúc với chính mầm bệnh đó.
Nguyên nhân gây suy giảm chức năng hệ miễn dịch
Tuổi tác gây suy giảm hệ miễn dịch
Tuổi ngày càng cao là nguyên nhân tự nhiên, không thể tránh khỏi cho mọi vấn đề về sức khỏe. Không chỉ hệ miễn dịch, mọi chức năng của các cơ quan khác cũng dần “mệt mỏi”, hoạt động chậm lại, kém nhạy bén, linh động so với tuổi trẻ.

Hệ miễn dịch suy yếu dần khi tuổi tác càng tăng.
Không giữ gìn sức khỏe
Tuổi trẻ vẫn có khả năng suy giảm hệ miễn dịch nếu chúng ta quá “phá sức”, không coi trọng việc bảo vệ hệ miễn dịch. Độ tuổi sung sức khiến chúng ta thường chủ quan, ỷ lại, tự tin vào khả năng hồi phục nhanh chóng của sức khỏe. Hệ miễn dịch dù là lớp áo giáp bền chắc đến mấy, khi không được giặt giũ, lau chùi, che nắng che mưa thì cũng nhanh chóng phai màu, bị bào mòn và hư hại.
Điều này được thể hiện ở những thói quen không tốt trong sinh hoạt như: ăn uống không điều độ, thiếu chất, ăn không đúng giờ, thường thức khuya, thiếu ngủ, lười luyện tập, vận động, sử dụng các chất gây hại cho sức khỏe, ăn các thực phẩm không lành mạnh,…
Sinh hoạt không khoa học dẫn đến sự hấp thu dưỡng chất từ thực phẩm gặp khó khăn, quá trình tổng hợp các tế bào miễn dịch không hiệu quả. Từ đó, cơ thể đễ rơi vào tình trạng thiếu hụt kháng thể (lympho B, T), thiếu bạch cầu, thiếu phagocytes,… Đây là nguyên nhân cơ bản dẫn đến suy giảm miễn dịch ở người.
Không duy trì sức khỏe tinh thần tốt nhất
Vì những lý do khách quan hoặc chủ quan, sức khỏe tinh thần của bạn bị ảnh hưởng xấu như: thường xuyên buồn, lo, tức giận, cô đơn, khó chịu, mệt mỏi, căng thẳng,…

Tâm lý bất ổn dễ gây suy giảm miễn dịch.
Những cảm xúc tiêu cực thường xuyên ập đến sẽ gây ra những bệnh tâm lý rất khó cải thiện, thời gian phục hồi vô cùng gian nan như stress, rối loạn lo âu, kích động,… Một tâm lý bất ổn, bộ não không khỏe mạnh, việc điều khiển các hoạt động thể chất cũng trở nên cực kỳ khó khăn. Đây chính là một trong những nguồn gốc gây ra suy giảm miễn dịch.
Dấu hiệu nhận biết hệ miễn dịch suy yếu
- Mệt mỏi, đau đầu, ăn không ngon, khó ngủ, hấp thu chất kém, khó tăng cân, da dẻ xanh xao, thiếu năng lượng trong làm việc.
- Thường bị bệnh vặt như cảm lạnh, cảm cúm, cảm nắng, dị ứng thời tiết, mẩn ngứa trên da,…
- Các tình trạng viêm hoặc nhiễm trùng.
- Thiếu máu, thiếu bạch cầu, tiểu cầu,…
- Tiêu hóa kém: dễ đau bụng, đầy hơi, buồn nôn,…
- Viêm khớp dạng thấp, tiểu đường loại 1 (vẫn có thể xảy ra ở người trẻ tuổi) do rối loạn tự nhiên miễn dịch
Cách xây dựng và bảo vệ hệ miễn dịch khỏe mạnh
Ăn uống khoa học
Chế độ dinh dưỡng hợp lý với cơ thể là điều vô cùng quan trọng để xây dựng một cơ thể tốt, khỏe mạnh trong từng tế bào nhỏ bé bên trong.
Những thực phẩm được ưu tiên sử dụng là nguồn thực phẩm động – thực vật phong phú, tươi sạch, không hóa chất, không chất bảo quản, không để lâu ngày,…

Ăn đủ chất lành mạnh giúp cải thiện hệ miễn dịch.
Những bữa ăn cần đúng giờ để tránh thiếu hụt năng lượng cho cơ thể. Mỗi bữa ăn nên cách nhau 3-4 tiếng là hợp lý nhất. Ngoài 3 bữa ăn chính, bạn có thể bổ sung 1-2 bữa phụ để cung cấp đủ năng lượng và dưỡng chất tùy thuộc vào nhu cầu của bạn.
Ưu tiên những phương pháp chế biến lành mạnh, hạn chế dầu mỡ, gia vị như: luộc, hấp, hầm, chưng, nấu canh, trộn salad,… để tốt hơn cho quá trình tiêu hóa, hấp thu chất, cân bằng đường huyết, lọc thải độc,…
Không sử dụng chất có hại cho sức khỏe
Những chất kích thích như caffeine trong trà, cà phê, ca cao cần sử dụng hợp lý và phù hợp với tình trạng sức khỏe của mình. Nếu được dùng đúng cách, chúng vẫn mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể.
Các chất độc hại cho cần tránh cơ thể có nhiều trong thực phẩm không vệ sinh, thức ăn nhanh, chế biến lại nhiều lần, thức ăn nhiều dầu mỡ, nhiều ngọt, thức uống có cồn,…
Tăng cường tập luyện
Tập luyện đều đặn, theo lịch trình, lựa chọn bộ môn, tính toán thời gian và thời lượng tập phù hợp,… là cách xây dựng một chế độ tập luyện lý tưởng cho bạn.

Tăng cường vận động.
Tăng cường tập luyện giúp tăng cường sự linh động, tăng sức khỏe xương, khớp, tăng trao đổi chất, kích thích cơ thể sản sinh kháng thể, tổng hợp bạch cầu, tổng hợp dưỡng chất tốt nhất, đồng thời hỗ trợ cải thiện sức khỏe tinh thần đáng kể.
Ngủ đúng giờ và đủ giấc
Ngủ là thời gian hồi phục sức khỏe hoàn hảo cho toàn bộ các cơ quan trong cơ thể: cơ bắp, não bộ được nghỉ ngơi, các cơ quan như tim mạch, phổi, gan, thận,… được “tập trung” làm việc hiệu quả,… Thiếu ngủ, thiếu điều kiện hồi phục khiến cơ thể nhanh chóng “đuối sức”, hệ miễn dịch kém đi.

Giấc ngủ chất lượng rất quan trọng.
Nuôi dưỡng tâm hồn lành mạnh
Tập yoga, thiền, nghe nhạc, dành thời gian nghỉ ngơi, mua sắm, trò chuyện cùng bạn bè, đọc sách, xem phim, massage,… là những phương pháp giúp thế giới tinh thần chúng ta trở nên phong phú. Chúng dễ dàng chữa lành những cảm xúc tiêu cực, giúp bạn yêu thương bản thân, lắng nghe bản thân nhiều hơn, từ đó mới có được những mối quan hệ tốt, những cảm xúc tích cực với môi trường xung quanh.
Đời sống tinh thần khỏe mạnh giúp bạn luôn ăn ngon miệng, ngủ ngon giấc, tập luyện vui vẻ,… xây dựng nền tảng cho hệ miễn dịch khỏe mạnh.
Ai trong chúng ta cũng muốn sống hạnh phúc, khỏe mạnh. Chính hệ miễn dịch khỏe mạnh là một trong những yếu tố mang lại cuộc sống như mong muốn nhất cho mọi người. Hình thành và duy trì những thói quen đơn giản trong sinh hoạt là cách đơn giản nhất để bạn xây dựng và bảo vệ hệ miễn dịch – sức khỏe hoàn hảo cho mình.