
Glucosamine là một loại đường amin và là dưỡng chất nổi bật trong quá trình tổng hợp sinh hóa của các protein. Glucosamine là một trong những đường đơn phong phú nhất, chúng được sử dụng để hỗ trợ ăn uống, điều trị viêm khớp, thoái hóa khớp và một số bệnh lý khác.
- Định nghĩa Glucosamine:
Glucosamine là một trong những monosaccharide ( đường đơn ) phong phú nhất. Được sản xuất bằng cách thủy phân bộ xương ngoài của động vật có vỏ hoặc bằng cách lên men một loại ngũ cốc như ngô hoặc lúa mì. Glucosamine có nhiều tên gọi khác nhau tùy theo từng quốc gia.

Glucosamine được biết đến trên thị trường như một chất bổ sung, để hỗ trợ cấu trúc và chức năng của khớp
Theo phân loại hóa học, Glucosamine được xếp vào đường amin, là một phân tử con của Glucose. Glucosamine dưới dạng thực phẩm chức năng thường được sử dụng như một thực phẩm hỗ trợ dưỡng chất thông thường không cần kê đơn.
- Công dụng chính của Glucosamine:
Glucosamine được biết đến trên thị trường như một chất bổ sung, để hỗ trợ cấu trúc và chức năng của khớp, và việc tiếp thị nhắm đến những người bị viêm xương khớp.
Ngoài ra, glucosamine còn được biết đến nhờ công dụng thúc đẩy quá trình phát triển của sụn khớp, góp phần giúp khớp xương tổn thương mau chóng phục hồi. Chính vì thế, người mắc bệnh viêm xương khớp thường được bác sĩ kê đơn thuốc trên. Nhờ sử dụng dược phẩm này, tình trạng đau nhức ở đầu gối hoặc cột sống của bệnh nhân phần nào được cải thiện.

Theo phân loại hóa học, Glucosamine được xếp vào đường amin, là một phân tử con của Glucose
Không chỉ vậy, nhiều người còn tin rằng, Glucosamine còn có thể điều trị các bệnh lý khác như: Viêm bàng quang kẽ, Bệnh viêm đường ruột (IBD), Bệnh đa xơ cứng (MS), Bệnh tăng nhãn áp, Viêm khớp thái dương hàm (TMJ). Tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có dữ liệu khoa học đáng tin cậy chứng minh những lý thuyết này.
- Sản xuất Glucosamine:
Hầu hết glucosamine được sản xuất bằng cách chế biến chitin từ vỏ của động vật có vỏ bao gồm tôm, tôm hùm, cua,….
Để đáp ứng nhu cầu của những người ăn chay và những người phản đối tình trạng giết hại động vật, cũng như môi trường sinh thái biển. Các nhà sản xuất đã thay thế “ vỏ động vật “ bằng cách sử dụng nấm Aspergillus niger hoặc từ ngũ cốc lên men như: ngô, đậu, các loại hạt,… nhằm đáp ứng Glucosamine thuần chay cho đối tượng khách hàng này.
- Liều dùng và cách dùng:
Lưu ý: Những thông tin dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Hầu hết glucosamine được sản xuất bằng cách chế biến chitin từ vỏ của động vật có vỏ bao gồm tôm, tôm hùm, cua,….
Liều glucosamine thường là 1.500 mg mỗi ngày. Glucosamine bổ sung được lấy từ các nguồn tự nhiên – chẳng hạn như vỏ sò hoặc nấm – hoặc được sản xuất nhân tạo trong phòng thí nghiệm. Glucosamine bổ sung có sẵn ở hai dạng là glucosamine sulfate và glucosamine hydrochloride. Hầu hết các dữ liệu khoa học cho thấy hiệu quả lớn nhất đối với glucosamine sulfate hoặc glucosamine sulfate kết hợp với chondroitin. Glucosamin cần dùng liên tục từ 2-3 tháng, điều trị nhắc lại mỗi 6 tháng hoặc ngắn hơn tùy tình trạng bệnh.
- Những tác dụng phụ ngoài ý muốn:
Nhìn chung, khi sử dụng bất cứ loại dược phẩm nào, chúng ta cũng phải cẩn thận bởi vì bạn có thể gặp một số tác dụng phụ không mong muốn. Trong đó, triệu chứng sau đây là tác dụng phụ mà thuốc glucosamine gây ra: thường xuyên cảm thấy buồn ngủ, đau nhức đầu, có cảm giác buồn nôn, thậm chí là nôn mửa,…

Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc
Ngoài ra, glucosamine có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu và insulin. Do đó, bệnh nhân bị tiểu đường cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng glucosamine.
Ngoài ra, những bạn từng bị dị ứng với động vật có vỏ, ví dụ như tôm, ốc hoặc cua biển nên thận trọng trước khi sử dụng loại thuốc này. Các bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ và tìm hướng điều trị phù hợp nhất, tránh ảnh hưởng tới sức khỏe.