Giấc ngủ quan trọng như thế nào?  Cách để có giấc ngủ chất lượng

Giấc ngủ rất quan trọng, ngủ đủ giấc, ngủ sâu và ngon giấc cũng có vai trò vô cùng quan trọng như việc chăm chỉ tập thể dục cũng như ăn uống lành mạnh để xây dựng một sức khỏe tốt. Ngủ – thức là chu trình nghỉ ngơi tự nhiên của cơ thể được quy định bởi đồng hồ sinh học trong não bộ. Vì những lý do tác động từ bên ngoài mà chúng ta cố ý thay đổi chu trình tự nhiên đó về lâu dài sẽ rất có hại cho cơ thể.

Giấc ngủ lý tưởng và khỏe mạnh

Ngủ đúng giờ

Thời gian đi ngủ tốt nhất vào ban đêm là từ 21-23 giờ.

Về đêm, khoảng thời gian từ 21-23 giờ là thời gian cơ thể có những dấu hiệu muốn được nghỉ ngơi và cần được nghỉ ngơi. Những dấu hiệu này đôi khi không dễ nhận thấy khiến bạn cho rằng mình “chưa buồn ngủ” và tiếp tục làm việc hoặc hoạt động. Điều này hoàn toàn không tốt cho não bộ và cơ bắp. Thời gian này bạn nên chủ động “ru ngủ” bản thân bằng cách đọc sách, nghe nhạc, massage,… để cảm thấy thư giãn và dễ dàng chìm vào giấc ngủ.

Giấc ngủ có vai trò quan trọng.

Giấc ngủ có vai trò quan trọng.

Trong lúc cơ thể đang ở trạng thái ngủ, khoảng từ 23g-1g là lúc gan và các cơ quan hệ bài tiết bắt đầu thực hiện thải độc, thanh lọc độc tố cho cơ thể.

2 tiếng đồng hồ tiếp theo là lúc túi mật hoạt động năng suất, kích thích tiêu hóa chất béo, cholesterol trong thức ăn và máu.

Từ 3-5g là phổi hoạt động tốt hỗ trợ thải độc khi ra khỏi cơ thể. Vì thế, đối với những người có thói quen ngủ đúng giờ và dậy sớm tập thể dục thường dễ dàng thải độc, đồng thời hệ hô hấp cực kỳ khỏe mạnh và máu lưu thông tốt.

Các cơ quan trong cơ thể vẫn hoạt động suốt đêm, do đó thời gian sáng sớm ( khoảng 5-7 giờ) cơ thể thường buồn đi vệ sinh.

7-9 giờ là thời gian nạp năng lượng lý tưởng nhất cho cơ thể để bù đắp năng lượng mà cơ thể đã tiêu hao suốt một đêm dài đồng thời dồi dào sức khỏe để bắt đầu một ngày mới.

Nếu bạn đảm bảo thời lượng và thời gian ngủ như trên, các vận động sinh học trong cơ thể sẽ được thực hiện tuần tự, đều đặn, đảm bảo sức khỏe ổn định, không sinh ra các hiện tượng rối loạn chuyển hóa chất, rối loạn sinh học,…

Ngủ đủ giấc đối với từng lứa tuổi

Đối với mỗi độ tuổi, con người sẽ có nhu cầu giấc ngủ khác nhau trong một ngày:

  • Người trên 65 tuổi cần 7-8 tiếng.
  • Người 18-65 tuổi cần 7-9 tiếng.
  • Người 14-17 tuổi cần 8-10 tiếng.
  • Trẻ 6-13 tuổi cần 9-1 tiếng.
  • Trẻ dưới 6 tuổi cần 10-15 tiếng, trẻ sơ sinh cần 20 tiếng

Thời lượng ngủ một ngày phụ thuộc vào mức độ vận động, mức độ phát triển thể lực, tâm sinh lý của từng độ tuổi. Ví dụ trẻ vị thành niên từ 14-17 tuổi cần thời gian ngủ tương đối nhiều để đảm bảo hoàn hảo sự phát triển về mọi mặt của cơ thể cũng như duy trì hoạt động học tập, vận động năng suất cao trong ngày.

Ngủ đủ giấc.

Ngủ đủ giấc.

Tư thế ngủ đúng

Theo các nghiên cứu, nằm ngủ tư thế ngửa và nghiêng là có lợi nhất cho vận động của cơ thể cũng như sức khỏe của cột sống.

Nằm ngửa giúp lồng ngực căng mở, dễ dàng trao đổi khí trong quá trình ngủ. Ngoài ra, cột sống giữ được tư thế thoải mái tự nhiên, trọng lượng cơ thể được phân tán khi tay, chân đặt ở hai bên giúp giảm áp lực lên các đốt sống.

Nằm nghiêng cũng là một tư thế tốt giúp hạn chế tình trạng ngủ ngáy và giảm chứng ợ nóng bên cạnh khả năng bảo vệ cột sống tương tự như tư thế nằm ngửa.

Ngủ đúng tư thế.

Ngủ đúng tư thế.

Nằm sấp là tư thế ngủ có hại nhất cho sức khỏe. Tư thế này chỉ mang lại sự thoải mái lúc đầu, thời gian càng lâu thì áp lực cơ thể lên các nội tạng cùng các mạch máu càng nhiều, do đó dễ gây tê chân, tay đồng thời khiến bạn dễ bị mỏi cổ, đau lưng do mặt phải nghiêng sang một bên không linh động đổi hướng được.

Giữ tâm trạng thoải mái trước khi ngủ

Việc suy nghĩ quá nhiều trước khi ngủ, nằm lâu một tư thế,… dễ khiến giấc ngủ bạn không chất lượng, dễ giật mình, tỉnh giấc giữa đêm,… Để có một giấc ngủ ngon và sâu, bạn có thể tắt đèn và nghe nhạc hoặc ngồi thiền, tập vào động tác giãn cơ trước khi ngủ.

Ngủ thoải mái.

Ngủ thoải mái.

Có nên ngủ trưa hay không?

Sau một buổi sáng làm việc năng suất, bạn có thể để cơ thể nghỉ ngơi, thư giãn hoặc ngủ khoảng 15-30 phút. Một giấc ngủ ngắn, nhẹ nhàng là cách giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi năng lượng.

Lợi ích của giấc ngủ chất lượng

  • Nhịp sinh học về đêm của cơ thể được duy trì hiệu quả. Đây là cơ sở cho bạn có một sức đề kháng khỏe mạnh, ăn uống ngon miệng, hấp thu chất tốt. Nhờ đó, cơ thể bạn dễ dàng phòng chống nhiều bệnh liên quan đến rối loạn trao đổi chất, tiểu đường, các bệnh về não bộ, tim mạch, nhiễm trùng,…
  • Ngủ tốt là phương pháp đốt calories, hỗ trợ giảm cân hiệu quả. Giấc ngủ chất lượng giúp điều tiết hormone tuyến tụy, kích thích cơ thể trao đổi chất tốt, điều tiết sự thèm ăn. Thiếu ngủ dễ gây gia tăng ghrelin và leptin là các chất khiến bạn cảm thấy đói và thèm ăn liên tục vào ban đêm.
  • Sau một giấc ngủ sâu và ngon, bạn dễ dàng có một ngày mới tỉnh táo và tràn đầy năng lượng nhờ não bộ và cơ bắp có điều kiện được nghỉ ngơi, phục hồi đầy đủ vào đêm hôm trước. Không những chất lượng công việc được đảm bảo mà còn hiệu suất tập luyện các môn thể thao của bạn cũng đạt mức tối ưu.
  • Với một cơ thể khỏe mạnh và đầy sức sống, bạn trở nên nhanh nhạy với các tình huống trong công việc, tỉnh táo và tinh tế trong các mối quan hệ xã hội, luôn mang lại tinh thần vui vẻ, hoạt bát cho mọi người xung quanh. Giấc ngủ chất lượng là một trong những tiền đề đem lại thành công trong cuộc sống cho bạn.
Ngủ giúp khỏe mạnh.

Ngủ giúp khỏe mạnh.

Những lưu ý để có giấc ngủ hoàn hảo

  • Tránh dùng điện thoại, máy tính hay những thiết bị điện tử phát ra bức xạ để não bộ, thị lực được thư giãn, không bị căng tức,..do quá tập trung. 
  • Không ăn quá no để tránh căng tức dạ dày, trào ngược dạ dày, khó ngủ, dư thừa calories. Tuy nhiên, để bụng đói cũng dễ khiến bạn giật mình hoặc thức giấc giữa đêm, thậm chí tăng nguy cơ đau dạ dày.
  • Không dùng các chất kích thích hoặc các chất chứa cafein như cà phê, ca cao, trà,… vào buổi tối. Chúng là những chất gây căng thẳng thần kinh, buộc não bộ “quên” sự mệt mỏi và tiếp tục điều khiển cơ thể làm việc.
  • Không tập thể thao cường độ cao sau 21g để tránh gây khó ngủ. Tập luyện là thói quen tốt, tuy nhiên tập quá khuya khiến cơ bắp mệt mỏi, đồng thời tăng sản sinh hormone khiến bạn tỉnh táo và càng khó ngủ đúng giờ hơn.
  • Dùng các phương pháp trị liệu lành mạnh như massage, nghe sách, thiền, yoga,… để điều trị chứng khó ngủ, mất ngủ ở người cao tuổi, những người stress hoặc thường xuyên làm việc căng thẳng. Nếu chứng mất ngủ nghiêm trọng, cần có sự can thiệp của bác sĩ, không tự ý lạm dụng thuốc ngủ. Thuốc ngủ vô cùng có hại cho cơ thể nếu được dùng quá liều hoặc người dùng quá phụ thuộc vào nó.

Giấc ngủ chất lượng vô cùng cần thiết và quan trọng giúp xây dựng một cơ thể khỏe mạnh và tràn đầy năng lượng từ bên trong. Không chỉ duy trì sức khỏe thể trạng mà giấc ngủ còn mang lại cho bạn tinh thần luôn vui vẻ, lạc quan, nhạy bén, dễ dàng gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống. Hãy chữa trị các chứng mất ngủ, khó ngủ ngay lập tức với sự góp ý của bác sĩ để nhanh chóng lấy lại nguồn năng lượng dồi dào nhất cho bản thân.

Leave A Comment