
Đường đem đến hương vị ngọt ngào, dễ chịu cho vô số món ăn, ngoài ra đường tự nhiên trong các loại thực phẩm còn hỗ trợ ổn định hoạt động sống của cơ thể, cung cấp calories và nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe khác. Tuy nhiên, cung cấp quá nhiều cho cơ thể sẽ dẫn đến những nguy hại đối với sức khỏe. Sử dụng một mức an toàn là cách duy trì và bảo vệ cơ thể tốt nhất.
Các loại đường

Có nhiều loại đường.
Đường là tên gọi chung của các chất hóa học thuộc nhóm carbohydrate, chúng ta sử dụng và cung cấp cho cơ thể mỗi ngày xuất phát từ các nguồn khác nhau. Tuy nhiên, dựa vào cấu trúc phân tử, chúng được chia thành 3 loại:
- Đường đơn (monosaccarit): cấu trúc phân tử gồm 3-7 nguyên tử Carbon. Loại này có nhiều trong các loại hoa quả, rau, bánh kẹo ngọt, nước ngọt,…. Loại này cho các thực phẩm có vị ngọt rõ rệt.
- Đường đôi (disaccarit): cấu trúc phân từ gồm 2 phân tử đường liên kết với nhau bằng mối liên kết glicozit. Loại này có nhiều trong mía (đường cát trắng, vàng,..), mạch nha, sữa bò. Các loại thực phẩm chứa loại này thường ngọt nhẹ, dịu, không gắt.
- Đường đa (polisaccarit): cấu trúc phân tử gồm rất nhiều phân tử đường liên kết với nhau. Loại này có nhiều trong các thực phẩm như củ, yến mạch, lúa mạch, nấm, men, ngũ cốc, gạo, bún, phở,… Những thực phẩm chứa loại này khi ăn rất khó nhận ra vị ngọt, trừ khi nhai thật kỹ sẽ cảm nhận được vị ngọt rất nhẹ.
Đường mang lại lợi ích gì cho sức khỏe?
Cung cấp calories
Chúng ta thường biết đến nó với công dụng là một gia vị quan trọng cho các mon ăn ngon miệng, đậm vị, ngọt ngào đặc trưng. Ngoài ra, các món ăn nhiều đường là những món tráng miệng tuyệt vời sau bữa ăn.
Trên thực tế, nó còn là nguồn cung cấp năng lượng dồi dào cho cơ thể hoạt động, đặc biệt là não bộ. Loại này có nhiều trong các thực phẩm giàu tinh bột. Ngoài việc cung cấp năng lượng, nó còn có khả năng chuyển hóa thành glycogen dự trữ trong gan để luôn đảm bảo nguồn năng lượng đầy đủ cho cơ thể hoạt động ổn định.
Giúp cải thiện tâm trạng
Trên thực tế, trong những buổi trưa nắng nóng hoặc sau những giờ vận động thể lực nhiều, một cốc trà đá đường, nước mía hoặc nước ngọt lạnh dễ dàng giúp bạn thư giãn và đánh bay mệt mỏi ngay tức khắc. Nguyên nhân là nó có khả năng tác động đến hệ thần kinh, kích hoạt trung tâm khoái cảm của não và tạo ra dopamine, gây cảm giác hưng phấn ngay lập tức.

Giúp cải thiện tâm trạng.
Cung cấp nhiều dưỡng chất cho cơ thể nhờ các thực phẩm có đường
Những thực phẩm có vị ngọt tự nhiên như sữa, trái cây,… không chỉ cho bạn hương vị mỹ mãn và ngon miệng mà còn bổ sung cho cơ thể rất nhiều vitamin, khoáng chất, chất xơ và nước.
Tốt cho việc cải thiện đường huyết
Đường dễ dàng ngăn chặn tình trạng ngất xỉu, chóng mặt, khó thở,… do hạ đường huyết đột ngột hoặc mệt mỏi. Monosaccarit và disaccarit từ thực phẩm sau khi đi vào cơ thể, nhanh chóng thấm vào máu và can thiệp ngay lập tức tình trạng đường huyết của bạn.
Sử dụng đúng cách
Tuy mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng nạp một lượng quá nhiều hoặc nguồn không lành mạnh sẽ dễ gây các ảnh hưởng tiêu cực đến cơ thể bạn
Liều lượng và nguồn cung cấp lý tưởng
Chúng ta thường sử dụng 2 nguồn cung cấp: các thực phẩm giàu tinh bột mỗi ngày để cung cấp năng lượng tối thiểu và bổ sung (đường gia vị cho các món ăn hay trong các loại thực phẩm tráng miệng, trái cây, nước ngọt, sữa,…).
Mỗi chúng ta có một nhu cầu năng lượng khác nhau, tùy thuộc vào chiều cao, cân nặng và mức độ vận động. Tuy nhiên, nguồn năng lượng từ đường đa (tinh bột) chiếm khoảng 40% tổng năng lượng từ bữa ăn. Bên cạnh đó, mức năng lượng từ nó bổ sung chỉ nên dao động từ 100-150 calories mà thôi. Đó là lượng trung bình an toàn cho sức khỏe.
Chúng ta nên ưu tiên các thực phẩm chứa polisaccarit và disaccarit. Monosaccarit thấm vào máu cực nhanh và làm tăng đường huyết đột ngột, lâu dần sẽ không tốt cho sức khỏe. Những thực phẩm giàu đường đa với cấu trúc phân tử phức tạp, tốc độ phân hóa trong dạ dày lâu, giúp hạn chế cảm giác thèm ăn vặt.
Những tác hại với sức khỏe khi dùng không khoa học

Gây hại nếu lạm dụng.
- Béo phì, thừa cân do thừa năng lượng.
- Gia tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường vì nồng độ đường trong máu quá cao. Ngoài ra còn ảnh hưởng đến insulin, ảnh hưởng tim mạch, huyết áp.
- Nóng trong người, dễ sinh mụn, nhọt, mẩn ngứa. Ngoài ra còn can thiệp rất nhiều vào các liên kết collagen của da, sử dụng quá nhiều trong thời gian dài khiến da bị lão hóa rất nhanh chóng.
- Cơ thể bị hạn chế hấp thu nhiều dưỡng chất như vitamin A, vitamin C, vitamin B12, canxi, photpho, magie, sắt…
- Không tốt cho gan khi phải xử lý đường từ bia, rượu, thức uống nhiều đường,..
- Tình trạng “nghiện” và phụ thuộc vào đường: do nó đem lại cảm giác tươi tỉnh, thoải mái do sự kích thích sản xuất dopamine, lâu dần sẽ làm nhu cầu sử dụng của bạn tăng lên.
Đường sẽ là chất hỗ trợ duy trì và bảo vệ sức khỏe tuyệt vời cho bạn nếu sử dụng với liều lượng đúng và nguồn cung cấp lành mạnh. Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý là cách bạn kiểm soát lượng chính xác và kỹ càng nhất, đồng thời bổ sung đầy đủ các dưỡng chất khác sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh toàn diện.