Da bị chai, sần. Cách phòng và chữa trị hiệu quả tại nhà

Dạ bị chai, sần là vấn đề khiến chúng ta thường e ngại, mất tự tin, chúng ảnh hưởng rất nhiều đến thẩm mỹ và độ mịn màng, đều màu của làn da. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, chai, sần vẫn có thể ảnh hưởng xấu và gây tổn thương cho da, sức khỏe của bạn. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn đọc hiểu rõ bản chất của tình trạng da này đồng thời chia sẻ những cách phòng, chữa trị hiệu quả ngay tại nhà.

Da bị chai là gì?

Chai là hiện tượng một vùng da bị hóa sừng do chịu nhiều áp lực, chịu nhiều tiếp xúc hoặc cọ xát với một vật, một bề mặt nào đó lâu ngày. Vùng da này thường dày lên, cứng, có màu ngà, vàng hoặc thâm đen. Vùng ranh giới giữa phần da bị chai và phần da bình thường có thể sần sùi, đôi khi nứt, bong tróc, gây đau, nặng hơn là vùng da đó dễ bị tổn thương, nhiễm trùng.

Da bị chai.

Da bị chai.

Hiện tượng da bị sần, chai có thể xảy ra ở nhiều vùng da khác nhau trên cơ thể:

  • Chai ở chân, đầu ngón chân do đi giày, đặc biệt là giày cao gót hoặc bó mũi chân.
  •  Chai ở mắt cá do thường nằm trên nền đất hoặc chiếu.
  • Chai ở ngón tay do cầm bút nhiều.
  • Chai ở lòng bàn tay do lái xe nhiều.
  • Chai ở lòng bàn chân, phần gót chân hoặc mặt dưới ngón chân cái do vận động, đi lại, chạy hoặc nhảy nhiều.

Đôi khi, vết chai xuất hiện đồng thời có nhân ở giữa do da bị tổn thương (bị gai, dằm, mảnh vụn gỗ, cát gây tổn thương và lưu lại dưới da,…). Đây là những trường hợp chai da cần chữa trị ngay và sát trùng kỹ để tránh nhiễm khuẩn hoặc tổn thương da nghiêm trọng.

Phòng ngừa tình trạng da bị chai

  • Ngủ trên đệm mềm hoặc lót khăn, vải dưới chân để tránh mắt cá tiếp xúc nhiều với mặt sàn cứng, ngăn ngừa hình thành vết chai hiệu quả.
  • Dùng miếng lót giày để bảo vệ các vùng da chân tránh chai sần, đồng thời luôn chọn mang những đôi giày vừa vặn, giày quá chật sẽ khiến da dễ bị chai, ngoài ra cũng không tốt cho lưu thông máu vùng chân.
Phòng ngừa chai da.

Phòng ngừa chai da.

  • Dùng kem dưỡng ẩm thoa lên những vùng da thường xuyên chịu áp lực như tay, lòng bàn chân.
Dùng kem dưỡng.

Dùng kem dưỡng.

  • Đi tất hoặc mang bao tay khi tay và chân cần hoạt động, cầm, nắm liên tục.
  • Tẩy da chết định kỳ để loại bỏ lớp sừng và tế bào chết, kích thích da phục hồi và tái tạo khỏe mạnh.

Cách loại bỏ vết chai trên da nhanh chóng

Những vùng da bị sần, chai thường mất khả năng xúc giác: không cảm thấy đau, ngứa, rát, nóng,… Vì thế, nhiều người có thói quen dùng móng tay hoặc các vật như kéo, bấm móng tay để tự cắt đi phần da bị sần, chai đó. Điều này không gây đau đớn, tuy nhiên sẽ khiến vùng da bị chai trở nên dày hơn, tình trạng chai nghiêm trọng hơn mà thôi, ngoài ra dễ dàng gây nhiễm trùng, chảy máu vì chúng ta không thể đo bằng mắt thường độ dày của vùng da bị chai, vô tình dễ làm tổn thương sâu vùng da mỏng bên trong.

Khi da gặp phải tình trạng chai, sần, đây là những cách bạn dễ dàng cải thiện ngay tại nhà:

Chữa trị chai da.

Chữa trị chai da.

  • Ngâm vùng da bị sần với nước muối ấm 30 phút mỗi ngày. Đây là cách làm mềm vùng da bị chai hiệu quả, đồng thời hỗ trợ diệt khuẩn và tẩy tế bào chết. Sau một tuần ngâm da đều đặn, bạn sẽ nhận thấy kết quả rõ rệt.
  •  Có thể thay thế dung dịch nước muối ấm bằng hỗn hợp nước hàn the và iot. Với hỗn hợp dung dịch này, bạn chỉ cần ngâm da 15-20 phút. Hỗn hợp này có khả năng làm mềm lớp chai trên da, chúng sẽ dễ dàng tự động bong ra khi bạn lau da bằng khăn.
  • Dùng cùi hoặc nước ép đu đủ để massage vùng da bị sần, chai trong khoảng 15 phút, sau đó rửa lại với nước ấm. Đây là cách giúp làm mềm da hiệu quả, đồng thời cung cấp vitamin, nước cho da nhanh chóng phục hồi.
  • Bạn có thể thay đu đủ bằng chanh. Dùng nước cốt chanh với tính acid cao, khả năng sát khuẩn và tẩy da chết mạnh mẽ, thoa đều lên vùng da bị sần, chai và massage từ 10-15 phút, sau đó rửa lại với nước. Thực hiện đều đặn mỗi ngày, sau 1-2 tuần bạn sẽ cảm nhận được da mình có sự thay đổi rõ rệt.
  • Kết hợp một trong các cách trên với việc thoa các chất dưỡng ẩm thiên nhiên như dầu dừa, dầu oliu, hoặc các loại kem dưỡng ẩm có chứa các thành phần như vaselin, lanolin, salicylic acid, ammonium lactate, ure và các vitamin cần thiết để việc nuôi dưỡng và phục hồi da nhanh chóng, hiệu quả hơn.

Da bị chai, sần mất thẩm mỹ khiến bạn kém tự tin khi mặc trang phục mát mẻ hoặc đơn giản là những lúc cần bắt tay. Bài viết này đã cung cấp những cách phòng ngừa cũng như chữa trị tình trạng chai da một cách ngắn gọn, dễ thực hiện ngay tại nhà. Hãy tiến hành ngay hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ nếu cần thiết để nhanh chóng lấy lại sự tự tin với làn da không tì vết.

Leave A Comment