Công thức ngâm chân tại nhà tốt cho sức khỏe và những điều cần lưu ý

Một trong những phương pháp trong y học cổ truyền giúp phục hồi thể trạng và cải thiện tinh thần hiệu quả vô cùng quen thuộc và rất thịnh hành cho đến ngày nay là ngâm chân với nước nóng. Phương pháp này còn trở thành một loại dịch vụ được yêu thích trong những địa điểm massage, thư giãn, spa, xông hơi,… công cộng. Vì mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe nên ngâm chân cần được duy trì đều đặn. Bài viết này sẽ hướng dẫn cho bạn đọc những công thức ngâm chân tiện lợi, an toàn và hiệu quả nhất ngay tại nhà mà thôi.

Những hỗn hợp ngâm chân tại nhà hiệu quả

Ngâm chân với nước nóng

Đây là cách ngâm chân tiện lợi, đơn giản nhất vì bạn không cần chuẩn bị quá nhiều nguyên liệu mà vẫn đem lại kết quả tốt. Ngâm chân với nước nóng chỉ cần nhớ một số lưu ý sau:

  • Dùng nước ấm (khoảng 38-43 độ C, không nên vượt quá 45 độ C). Nhiệt độ nước quá cao không chỉ gây tổn thương ngoài da mà còn khiến các mao mạch bàn chân nở rộng đột ngột, ảnh hưởng nhiều đến tuần hoàn máu.
  • Dùng chậu ngâm chân đủ rộng, đặt hai bàn chân vào một cách thoải mái.
  • Nước trong chậu chỉ cần cao hơn mắt cá chân một chút là được.
  • Ngâm chân trong 5-15 phút. Ngâm quá lâu sẽ khiến da chân bị nhăn nheo, khô da.
  • Sau khi ngâm chân, lau khô chân, có thể dùng thêm kem dưỡng ẩm để dưỡng ẩm bàn chân, chữa khô da, nứt nẻ hoặc chai sần bàn chân hiệu quả.

Ngâm chân với nước nóng pha muối

Nguyên liệu gồm: 1,5 lít nước và 20g muối.

Nước được đun sôi, sau đó, hòa tan hoàn toàn muối vào nước, đợi hỗn hợp vừa ấm là có thể ngâm chân bình thường như ngâm với nước ấm.

Muối trong hỗn hợp còn có khả năng sát khuẩn, ngừa viêm, làm sạch bụi bẩn, vi khuẩn, tẩy tế bào chết, cho bàn chân mịn màng, sạch sẽ, khô thoáng sau khi ngâm.

Công thức ngâm chân bằng nước muối tăng khả năng sát khuẩn cho da chân.

Công thức ngâm chân bằng nước muối tăng khả năng sát khuẩn cho da chân.

Ngâm chân với nước nóng và gừng (có thể thêm muối)

Nguyên liệu gồm: 1,5 lít nước, 1 củ gừng tươi (già), có thể thêm 20g muối.

Cách làm: đập nát gừng để gừng để tinh dầu và dưỡng chất trong gừng dễ dàng hòa vào nước, sau đó cho vào nước đang sôi, cuối cùng là hòa tan muối vào hỗn hợp. Đợi hỗn hợp nước vừa ấm rồi mới sử dụng, ngâm chân như cách ngâm với nước ấm thông thường.

Thêm gừng vào nước ngâm chân giúp làm ấm cơ thể hiệu quả.

Thêm gừng vào nước ngâm chân giúp làm ấm cơ thể hiệu quả.

Gừng là nguyên liệu có mùi thơm đặc trưng, đem lại khả năng khử mùi hôi chân và điều tiết tuyến mồ hôi ở lòng bàn chân hiệu quả. Ngoài ra, gừng có tính nóng, giúp hỗ trợ chữa trị cảm lạnh, lạnh chân, mệt mỏi cực kỳ tốt. Không những thế, trong gừng còn có nhiều vitamin C và các chất chống oxy hóa giúp tẩy tế bào chết ở da chân, kích thích tái tạo tế bào da mới, nhanh chóng giúp da chân mịn màng, khỏe mạnh, loại bỏ tốt các vết chai, sần.

Ngâm chân với nước nóng và sả (có thể thêm muối)

Nguyên liệu gồm: 1,5 lít nước, 5 nhánh sả tươi được rửa sạch và đập dập, có thể thêm 20g muối.

Trong ngâm chân, bạn có thể thay gừng bằng sả với những công dụng tương tự tốt cho mạch máu, sức đề kháng và khả năng chăm sóc da bàn chân hiệu quả. Bạn có thể chọn sả nếu thích mùi hương đặc trưng trong tinh dầu của loại thảo dược này.

Tinh dầu từ sả khử mùi hôi cực kỳ nhanh chóng.

Tinh dầu từ sả khử mùi hôi cực kỳ nhanh chóng.

Ngâm chân với nước nóng và lá lốt (có thể thêm muối)

Nguyên liệu gồm: 1,5 lít nước, 30g lá lốt tươi được rửa sạch và để ráo nước, có thể thêm 20g muối.

Cách làm: đun sôi nước, sau đó hòa tan muối rồi bỏ lá lốt vào. Đợi cho nước vừa ấm là có thể sử dụng để ngâm chân.

Thêm lá lốt vào nước ngâm chân giúp giảm đau cơ, khớp hiệu quả.

Thêm lá lốt vào nước ngâm chân giúp giảm đau cơ, khớp hiệu quả.

Ngâm chân bằng hỗn hợp nước muối có thêm lá lốt là bài thuốc đặc trị phong tê thất (ra mồ hôi tay, chân). Ngoài ra, phương pháp này còn tốt cho xương, khớp, thư giãn cơ bắp, làm sạch chân, trừ hàn, lưu thông khí huyết hiệu quả.

Ngâm chân với nước nóng và ngải cứu (có thể thêm muối)

Nguyên liệu gồm: 1,5 lít nước, 30g ngải cứu rửa sạch, để ráo nước và cắt nhỏ, có thể thêm 20g muối.

Cách làm: đun sôi nước, sau đó cho ngải cứu và muối  vào nước, khuấy đều cho tan muối, đợi nước vừa ấm là có thể dùng ngâm chân được.

Ngải cứu là loại thảo dược rất tốt cho sức khỏe, dùng làm thuốc chữa trị nhiều bệnh. Dùng ngải cứu để ngâm chân giúp kích thích đào thải độc tố và hạn chế nhức mỏi cực kỳ tốt, đem lại cảm giác dễ chịu, ngủ ngon hơn, những bệnh đau khớp kinh niên nhanh chóng thuyên giảm, nhất là đối với những người trung niên và cao tuổi.

Dùng nước ngải cứu ngâm chân tốt cho việc lưu thông khí huyết.

Dùng nước ngải cứu ngâm chân tốt cho việc lưu thông khí huyết.

Ngâm chân với nước trà xanh

Nguyên liệu gồm: 1,5 lít nước, 20-30g lá trà xanh, nên chọn dạng búp để nước ngâm chân chất lượng hơn.

Cách làm: đun sôi nước, sau đó cho lá trà đã rửa sạch vào nồi, ủ trà khoảng 5-7 phút để dưỡng chất trong trà hòa tan vào nước, đợi nước ấm thì có thể dùng ngâm chân tốt.

Trà xanh dùng ngâm chân vừa tốt sức khỏe vừa đẹp da.

Trà xanh dùng ngâm chân vừa tốt sức khỏe vừa đẹp da.

Trong lá trà xanh chứa cực kỳ nhiều các chất chống oxy hóa và kháng khuẩn, phòng ngừa và điều trị tốt các bệnh như nấm, ngứa, nước ăn chân, da thiếu ẩm bong tróc, nứt nẻ, gót chân chai, sần, mùi hôi chân,… Những vitamin trong trà xanh giúp dưỡng ẩm da chân cực kỳ tốt, kích thích phục hồi lớp da bị bong tróc hoặc tổn thương, mang lại da chân mịn màng, khỏe mạnh.

Ngâm chân với nước nóng và hoa cúc

Nguyên liệu gồm 1,5 lít nước, 20g hoa cúc trắng, nhỏ, cắt bỏ hoàn toàn cuống cứng, rửa sạch, để ráo.

Cách làm: đun sôi nước, sau đó cho hoa cúc vào. Sau khoảng 5 phút rồi tắt bếp, đợi nhiệt độ nước ấm rồi dùng ngâm chân.

Nước ngâm chân chứa hoa cúc có hương thơm nhẹ, dễ chịu, tác động nhanh vào hệ thần kinh, giúp mệt mỏi, căng thẳng được xua tan nhanh chóng. Ngoài ra, hỗn hợp này còn điều trị tốt các chứng đau lưng, đau dây thần kinh, phong thấp.

Những lưu ý khi ngâm chân

  • Không ngâm chân quá lâu để tránh khô da.
  • Những người bị tim mạch, huyết áp, thường xuyên chóng mặt không nên ngâm nước quá nóng. Nếu ngâm chân thấy toát mồ hôi nhiều, thở dốc nên dừng ngâm chân, lau khô mồ hôi và nghỉ nơi kín gió.
  • Những người vừa uống rượu, bong gân, có vết thương hở không nên ngâm chân.
  • Không nên ngâm chân đối với những người bị viêm khớp dạng thấp, xơ cứng hoặc tắc nghẽn động mạch, giãn tĩnh mạch, suy tĩnh mạch.
  • Người tiểu đường có xúc giác kém nhạy bén, nên cẩn thận trong khi ngâm chân vì khó cảm nhận được nước nóng, dễ bị bỏng.
  • Trẻ em trong độ tuổi đang phát triển không nên ngâm chân. Ngâm chân sẽ khiến dây chằng yếu, ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của chân, chiều cao, cột sống, từ đó dễ ảnh hưởng đến chức năng các bộ phận khác.

Ngâm chân là liệu pháp chăm sóc sức khỏe toàn diện và cực kỳ hiệu quả. Ngâm chân tại nhà trở nên vô cùng tiện lợi và dễ dàng với những nguyên liệu cực kỳ gần gũi, dễ tìm, lành tính. Ngâm chân mang lại nhiều lợi ích nhưng cần nhiều lưu ý để tránh gây hại cho sức khỏe nếu ngâm chân không đúng cách, không khoa học.

Leave A Comment