
Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng sai tư thế như do bẩm sinh, tính chất công việc, thói quen sinh hoạt, di chuyển,… Tư thế đi, đứng, di chuyển, lái xe, ngồi,… bất thường sẽ gây ra nhiều cản trở cũng như những tác động xấu về thẩm mỹ và cả sức khỏe cho hiện tại và trong tương lai. Bài viết này sẽ cung cấp những cách cải thiện tư thế của bạn một cách đơn giản và hiệu quả nhất.
Những tình trạng sai lệch tư thế phổ biến
Nguyên nhân dẫn đến sai tư thế
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng cột sống bị cong vẹo so với hình dạng tự nhiên, dẫn đến những tư thế di chuyển bị dị thường:
- Bẩm sinh: đây là một dị tật khiến cột sống có hình dạng bị cong vẹo, tư thế di chuyển bất thường ngày càng rõ rệt theo quá trình phát triển của cơ thể. Sự cong vẹo cột sống bẩm sinh thường do di truyền, quá trình mang thai của người mẹ gặp phải những yếu tố bất thường tác động (như dùng thuốc, gặp chấn thương,…).
Trường hợp cong vẹo cột sống bẩm sinh thường do cấu trúc cột sống dị thường như: thiếu đốt sống, phân chia đốt sống dị thường, các đốt sống không phân tách được,… Dị tật về cột sống là tình trạng không mong muốn, để cải thiện, cần tham khảo ý kiến bác sĩ, thậm chí cần sự can thiệp bởi phẫu thuật.
- Chấn thương do tai nạn: đây cũng là nguyên nhân bất khả kháng tác động tiêu cực đến cột sống, cần sự can thiệp của phẫu thuật hoặc những hình thức điều trị đặc biệt (vật lý trị liệu,…)
- Tư thế làm việc: những người thường làm việc với máy tính bàn, điện thoại,… cổ thường có xu hướng đưa về trước, cằm đưa về trước, đầu và phần thân người còn lại không nằm trên một mặt phẳng, gây nên tình trạng cổ rùa.
Ngồi làm việc với máy tính bàn cũng dễ khiến bạn buông lỏng cơ thể khi mỏi, gập bụng, cuộn lưng, đóng vai, đóng xương ngực,… dẫn đến gù lưng.

Thói quen ngồi sai tư thế dẫn đến cong vẹo cột sống.
Ngoài ra, những công việc thường xuyên bưng vác nặng một bên vai, nghiêng người đỡ đòn gánh,… sẽ gây nên tình trạng lệch vai ( một vai cao một vai thấp ), hoặc gù lưng do quá mệt, cơ thể bạn có xu hướng thả lỏng, không chú ý thẳng người,…
- Thói quen di chuyển: Tư thế di chuyển của người trưởng thành được hình thành và cải thiện tốt nhất trong giai đoạn tuổi dậy thì. Trẻ vị thành niên không được sửa chữa dáng đi sẽ không có tư thế tốt nhất khi trưởng thành.

Thói quen di chuyển sai không tốt cho vóc dáng và sức khỏe.
Những thói quen di chuyển thường gặp như: bạn nữ với cá tính tự tin thường có xu hướng ưỡn ngực, cong mông, ngược lại, bạn nữ có tính cách ngại ngùng dễ đi đứng với việc đóng xương ngực, đóng vai, gù lưng, đẩy xương hông về phía trước,… Các bạn trẻ thường ngồi học với tư thế gù lưng hoặc thẳng lưng nhưng cố gắng đẩy mông về sau thật nhiều, ngồi với ghế dựa thì không ngồi bằng mông mà ngồi bằng phần thắt lưng (những đốt sống cuối của cột sống) khi mỏi hoặc lười biếng,… Tất cả thói quen đó đều tác động xấu đến hình dạng tự nhiên của cột sống.
Tác động xấu của tình trạng sai tư thế đối với con người
Theo giải phẫu học cơ thể con người, cột sống của chúng ta không hề thẳng đứng mà có độ cong võng tự nhiên. Khi nhìn nghiêng cột sống có hình dạng giống chữ S, chúng giúp cho sự cân bằng cơ thể vì cột sống nằm sau ngực và bụng. Ở cổ và thắt lưng thường có một đường cong vào bên trong. Ở cổ đường cong cột sống bình thường khoảng 45 độ, ở thắt lưng thường là 35 độ. Những đường cong này thường cân bằng với nhau để cơ thể đứng vững, chúng cân bằng với đầu, hông.
Việc sai tư thế trong di chuyển làm biến đổi độ cong võng tự nhiên của cột sống. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến thẩm mỹ, ngoại hình khiến chúng ta có dáng đi, đứng, ngồi không đẹp, dị thường, không nổi bật dù trang phục rất đẹp,… là một trong những yếu tố làm chúng ta kém tự tin. Bên cạnh đó, cột sống bị cong vẹo bất thường gây ra rất nhiều bất lợi cho sức khỏe trong hiện tại và nghiêm trọng hơn đối với những người đã qua độ tuổi trung niên:

Cột sống bị cong vẹo dẫn đến nhiều bệnh nghiêm trọng.
- Mạch máu khó lưu thông ở những chỗ bị cột sống bị cong vẹo.
- Dễ chấn thương, nhất là thoát vị đĩa đệm cổ hoặc thắt lưng, gây dị tật lâu dài. Máu kém lưu thông, oxy và dưỡng chất không thể cung cấp nhiều cho vị trí bị tổn thương nên khả năng phục hồi càng khó khăn.
Một số bệnh về cột sống dễ gặp phải như: teo tủy sống, thường xuyên đau lưng, đau cánh tay do dây thần kinh bị chèn ép, thoái hóa cột sốt, tắc nghẽn hô hấp ( cột sống dị dạng ở vị trí ngực),…
- Tầm vận động hạn chế, cơ thể khó dẻo dai, linh hoạt, nhanh nhẹn.
- Gián đoạn việc truyền tín hiệu đến não bộ và từ não đi đến các bộ phận trên cơ thể, dẫn đến tình trạng như xúc giác kém nhạy bén,…
Cách cải thiện tư thế hiệu quả
Dùng các dụng cụ hỗ trợ là cách cải thiện tư thế phổ biến
HIện nay trên thị trường sản xuất và bán rất nhiều loại dụng cụ hỗ trợ cải thiện tư thế làm việc như ghế ngồi đặc biệt giúp giữ lưng luôn thẳng, đai đeo chống gù lưng, đai nịt bụng,…

Đai chống gù lưng là một cách cải thiện tư thế hữu ích.
Luôn chú ý về tư thế của mình là cách cải thiện tư thế nên thực hiện
Hệ xương, khớp, cơ bắp của con người đều được vận động bởi não bộ. Vì thế, sự chủ động tập trung, quan tâm của chúng ta về từ thế ngồi, đi, đứng của mình là vô cùng quan trọng. Bạn có thể không cần sử dụng đến các dụng cụ hỗ trợ cải thiện tư thế nếu luôn dành nhiều sự tập trung cho tư thế của mình.
Tư thế lý tưởng giúp bạn bảo vệ cột sống gồm:
- Luôn siết bụng để kích hoạt cơ trọng tâm, giữ cho cơ thể luôn cân bằng trong mọi chuyển động.
- Xoay nhẹ vai ra sau, cố định vai, giữ cho ngực luôn mở rộng, vai không bị đóng về trước.
- Mắt nhìn thẳng, giữ khuôn mặt luôn thẳng, đầu thẳng với thân người, không đưa cằm về trước, nghiêng đầu, ngoẹo cổ,…
- Siết mông, siết cơ bụng, giữ cho hông thẳng với thân người, không cố gắng đẩy mông về sau hoặc đẩy xương hông lệch về trước.
Một số lưu ý hỗ trợ cải thiện tư thế tốt nhất
Trong vận động và sinh hoạt thường ngày, bạn cần lưu ý bảo vệ cột sống an toàn nhất :
- Khi bưng, vác vật nặng từ dưới đất, nên bắt đầu từ tư thế squat, hạ thấp trọng tâm, đẩy hông về sau, mông ngang bằng đầu gối, đầu gối và gót chân thẳng hàng tạo thành một đường thẳng vuông góc với sàn, đùi song song với sàn, lưng thẳng, ngực mở. Sau đó, siết cơ đùi, mông và bụng để nâng vật lên, tránh gây áp lực lên thắt lưng như khi bạn gù lưng, cong người.

Vận động đúng cách giúp tránh chấn thương cột sống là cách cải thiện tư thế.
- Phân tán lực đều và liên tục cho hai bên vai: trong thời gian nhất định, bạn cần chuyển đòn gánh lần lượt giữa hai vai, không đeo cặp sách một bên vai trong thời gian dài,…
- Thường xuyên đứng dậy, di chuyển, vươn vai, giãn cơ khi duy trì một tư thế làm việc liên tục trong 1-2 giờ đồng hồ. Điều này giúp mạch máu lưu thông tốt, tránh mỏi cơ, tránh gây áp lực nhiều lên một vị trí nào đó trên cột sống (ngồi nhiều sẽ gây áp lực lên thắt lưng).
- Tập thể dục thường xuyên, chú trọng các động tác giãn cơ, ép dẻo sau khi làm việc. Mọi bộ môn thể thao đều tốt cho việc cải thiện cột sống và tăng cường sức khỏe hệ vận động.

Tập luyện thường xuyên tốt cho hệ vận động.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ để tránh tình trạng thiếu hụt dưỡng chất. Ăn uống, sinh hoạt, làm việc khoa học, lành mạnh, bổ sung các thực phẩm chức năng nếu cần thiết, đặc biệt là collagen, vitamin D, canxi,… để hỗ trợ tăng cường sức khỏe cho xương, khớp, dây chằng, cơ bắp.
Một tư thế di chuyển “chuẩn” không chỉ mang lại sự tự tin cho vóc dáng của bạn mà còn giúp cơ thể phát triển chiều cao, vóc dáng tốt nhất vào tuổi vị thành niên và hạn chế được nhiều bệnh lý cho độ tuổi trưởng thành. Chú trọng cải thiện tư thế bằng nhiều phương pháp đa dạng, mọi lúc mọi nơi là cách đơn giản nhất để bạn có một vóc dáng và sức khỏe như mong muốn.