
Bài tiết là cơ chế được thực hiện bởi hệ thống các cơ quan mang chức năng đào thải độc tố, những chất dư thừa, cặn bã ra khỏi cơ thể. Vai trò của hệ bài tiết vô cùng quan trọng để giữ cho cơ thể hoàn toàn khỏe mạnh, hạn chế bị nhiễm độc, thừa chất, duy trì vòng tuần hoàn ổn định của cơ thể sống: dung nạp – hấp thu – đào thải. Với chức năng quan trọng đó, chúng ta cần hình thành và duy trì những thói quen tốt để bảo vệ hệ bài tiết hoạt động hiệu quả.
Chức năng cơ bản của hệ bài tiết
Hệ bài tiết còn gọi là hệ tiết niệu, chúng gồm những cơ quan: thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo.
Niệu quản và niệu đạo là những đường ống dẫn nước tiểu từ thận xuống bàng quang và từ bàng quang thải ra môi trường. Bàng quang được hình dung như một “bể chứa” nước tiểu, đồng thời có khả năng gửi tín hiệu đến não bộ để thải nước tiểu ra ngoài.
Bộ phận chính yếu của hệ bài tiết là thận sẽ thực hiện nhiều chức năng phức tạp nhất. Trong đa số trường hợp, người ta có thể xác định được chức năng của hệ bài tiết có bị suy giảm hay không phụ thuộc vào chức năng của thận.
Thận có vai trò:
- Lọc độc tố, lọc máu, loại bỏ dịch thừa, chất lỏng thừa, hình thành nước tiểu.
- Cân bằng điện giải, độ pH, đường huyết, huyết áp, cân bằng các chất hóa học trong cơ thể.
- Sản sinh các hormone quan trọng là calcitriol (hỗ trợ giúp xương chắc khỏe) và erythropoietin (tạo hồng cầu). Nhiều trường hợp thiếu máu, thiếu hồng cầu, thiếu canxi, xương yếu có nguyên nhân do sự suy giảm chức năng của thận gây ra.
Những cách bảo vệ sức khỏe cho hệ bài tiết
Những việc làm có hại cho thận nói riêng và hệ bài tiết nói chung đều là những việc khiến thận làm việc “quá sức” , “vất vả”, lâu ngày dẫn đến suy giảm chức năng thận (suy thận) và những căn bệnh cực kỳ nguy hiểm. Thay vào đó, bạn hãy luôn chú trọng thực hiện lưu ý sau để bảo vệ cho hệ bài tiết khỏe mạnh, dài lâu nhất:
Uống đủ nước
Uống nhiều nước không hề khiến thận “bận rộn” để đào thải liên tục, mà ngược lại, đây là thói quen cực kỳ tốt để tăng cường chức năng thận. Nước lọc để uống vốn an toàn, sạch, hạn chế được bụi, vi khuẩn vì được đun sôi hoặc khử khuẩn (nếu là nước khoáng), không mùi vị, không tạp chất,…., thận có thể hoàn toàn “thư thả” khi đào thải nước lọc thừa ra khỏi cơ thể.

Uống đủ nước lọc giúp hỗ trợ chức năng hệ bài tiết.
Ngoài ra, nước lọc nhiều giúp làm loãng các chất cặn, chất thừa, chất độc, các chất lỏng chứa nhiều cồn, cafein, đường,… dễ dàng giúp hệ bài tiết đào thải sạch ra ngoài. Thiếu nước khiến các chất độc, thừa bị cô đặc, khó bị phân hủy và đào thải, khiến thận làm việc “cực nhọc” hơn rất nhiều. Mỗi ngày, chúng ta nên uống trung bình 1,5-2 lít nước là tốt nhất.
Ăn uống thực phẩm lành mạnh
Chúng là những nguồn thực phẩm chứa nhiều chất phức tạp, chất hóa học, đường, muối, cồn, cafein,…. khiến thận làm việc nhiều để phân tách, lọc thải độc tố, cân bằng môi trường chất lỏng trong cơ thể trong trạng thái tốt nhất, càng bảo vệ cơ thể không bị nhiễm độc, tăng đường huyết, say cồn, cafein,… thận càng phải làm việc “cật lực”.

Ăn những thực phẩm sạch và lành mạnh.
Vì thế, cách tạo điều kiện cho thận không bị “kiệt sức”, chúng ta nên ăn, uống những món ít gia vị, ít ngọt, ít mặn, tránh những món ăn chế biến lại nhiều lần, thức ăn nhanh, hạn chế dùng rượu, bia, dùng đúng cách cà phê, trà, ca cao,…
Tránh những nguyên nhân gây sỏi thận
Sỏi thận là một trong những căn bệnh rất phổ biến về hệ bài tiết. Đây là hiện tượng kết tủa những chất trong nước tiểu tạo thành những mảnh sỏi rắn nhỏ. Những mảnh sỏi này không thể tự thoát ra ngoài, bị mắc kẹt trong đường tiết niệu, gây đau đớn. Bệnh nếu không được điều trị sớm có thể làm tắc nghẽn đường tiểu, tồn đọng nước tiểu, gây viêm nhiễm. Lâu ngày sẽ dẫn đến xơ hóa đường tiểu, làm giảm chức năng co bóp đường tiểu. Từ đó tạo ra các lỗ rò ở bàng quang, niệu quản gây ra suy thận.

Bảo vệ hệ bài tiết khỏi những bệnh nguy hiểm như sỏi thận.
Sỏi thận là bệnh rất nguy hiểm, có nguyên nhân từ thói quen ăn uống không lành mạnh hằng ngày. Những việc bạn cần tránh trong sinh hoạt vô cùng đơn giản, có thể ngăn ngừa sỏi thận gồm:
- Ăn đủ protein, không để dư thừa protein và chất béo động vật: đây là những chất chứa nhiều lượng purin mà cơ thể cần để chuyển hóa thành acid uric. Lượng acid uric trong máu tăng cao sẽ dẫn đến sự hình thành sỏi và tổn thương thận.
- Không uống nước có gas nhiều: chúng có chứa axit photphoric gây ra những thay đổi tiết niệu và thúc đẩy sự phát triển sỏi thận.
- Không dùng nhiều caffeine: đây là chất làm tăng bài tiết Canxi trong nước tiểu, đồng thời khiến cơ thể mất nước, dễ gây sỏi thận.
- Không để cơ thể thừa natri: natri khiến cơ thể giữ nước, thận khó lọc thải natri thùa ra khỏi cơ thể, natri còn làm giảm nồng độ citrate (chất ức chế sỏi thận) trong nước tiểu.
- Không ăn quá nhiều thực phẩm giàu Oxalat: Oxalate trong nước tiểu kết hợp với canxi sẽ hình thành sỏi thận canxi-oxalat. Chúng là các món như: rau chân vịt, đậu bắp, củ dền, cải xoăn, cần tây, sữa đậu nành…
Không nhịn tiểu
Đây là thói quen của rất nhiều người, vì nhiều lí do, trong đó có lí do “lười đi”, “dồn lại đi một lần cho đỡ mất công”. Lối suy nghĩ rất vô lý này gây ra rất nhiều nguy hại cho hệ bài tiết và sức khỏe của cơ thể. Nhịn tiểu khiến các loại vi khuẩn sản sinh và ở trong bàng quang một thời gian dài, vi khuẩn thông qua niệu đạo đi vào thận, vì vậy rất dễ gây nhiễm trùng đường tiết niệu và viêm bể thận, những bệnh nhiễm trùng này thường xảy ra dễ hình thành nhiễm trùng mãn tính, không dễ điều trị.

Nhịn tiểu rất có hại cho hệ bài tiết.
Hệ bài tiết gồm những cơ quan lọc thải độc cực kỳ quan trọng đối với cơ thể. Những bệnh về hệ bài tiết đều gây ảnh hưởng nghiêm trọng và để lại những di chứng cực kỳ bất lợi cho sức khỏe. Chỉ cần lưu ý 4 thói quen tốt trong sinh hoạt mà bài viết đã liệt kê, bạn dễ dàng duy trì được sức khỏe lâu bền nhất cho hệ bài tiết của cơ thể mình.